Cây Cà Gai Leo có mấy loại là câu hỏi xuất hiện nhiều ngày nay. Bởi vì từ rất lâu trước đây cây thảo dược này đã được ông bà ta sử dụng dùng để giải rượu bia, làm mát gan, tiêu độc.

Khi Y Học đã phát triển và nghiên cứu ra rằng bên trong thảo dược chứa chất Glycoalcaloid có khả năng chữa các bệnh liên quan về gan hiệu quả.

Do đó, người dân dần tin tưởng vào loài cây này đem đi chữa trị bệnh gan nhưng vẫn có thể sẽ bị nhầm lẫn với loài khác giống vậy. Vì vậy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Dược Liệu Phương Thảo nhé!

Cà Gai Leo có mấy loại
Cà Gai Leo có mấy loại

Tìm hiểu qua về Cà Gai Leo

Trước khi tìm hiểu Cà Gai Leo có mấy loại thì chúng ta sẽ tìm hiểu đôi chút về loại cây này nhé.

  • Đây là loại thảo dược được người dân nhiều nơi gọi với những cái tên khác nhau như: Cây Cà Bò, cây Cà Dây Leo, Cà Gai Dây, Cà Hải Nam, Cà Lù… 
  • Solanum procumbens Lour là tên gọi khoa học của cây dược này. Thuộc họ Cà.
  • Thuộc loại cây thân bụi, xuất hiện nhiều lông trắng ở toàn thân, cây thường sẽ mọc thành bụi đan xen với những cây khác, có nhiều gai nhọn ở phần thân và cành.
  • Chiều dài cây từ 1 – 2m, với những cây ở vùng phía Bắc, do điều kiện khắc nghiệt nên có thể bò dài tới 4 – 6m để tìm chất dinh dưỡng nuôi thân.
  • Lá có hình dạng trứng (hoặc thon dài), mọc so le, dưới phiến lá thường sẽ có nhiều lông, mỗi lá có chiều dài trung bình từ 3 – 4cm, rộng 2 – 3cm.
  • Hoa có từ 4 – 5 cánh, thường ra hoa vào tháng 4 đến tháng 5 mỗi năm.
  • Khi quả sống sẽ có màu xanh, khi chín thì chuyển dần sang màu đỏ mọng. Hạt hình trái thận màu vàng (giống hạt Cà Đĩa, Cà Pháo…).
  • Ở Việt Nam, cây phân bố rộng rãi từ Bắc vào Nam. Thế nhưng, cây được người ta tìm thấy nhiều ở các tỉnh miền Bắc như Nghệ An, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa…

Để biết thêm về loài cây này thì mọi người có thể xem bài viết Cà Gai Leo là cây gì.

Cà Gai Leo có mấy loại? Loại nào được dùng trị bệnh?

Vì có thể chữa được các bệnh liên quan đến gan nên nhiều người mới tìm mua, thế nhưng nếu không hiểu rõ về loại cây này thì có thể rất dễ bị nhầm lẫn. Để phân biệt cây dược liệu này, ông bà ta thường dựa vào hoa của cây. Theo đó thì cây thảo dược này có 2 loại: Loại hoa trắng và loại hoa tím.

Cà Gai Leo hoa trắng

Cà Gai Leo hoa trắng
Cà Gai Leo hoa trắng
  • Dây nhỏ hơn, thường được dùng bào chế thành thuốc do có chứa nhiều dược chất.
  • Hoa có bốn cánh rời.
  • Hoa có màu trắng hoặc chỉ phớt nhẹ tím.
  • Thường hoa sẽ nở vào tháng 4 – 6.

Cà Gai Leo hoa tím

Cà Gai Leo hoa tím
Cà Gai Leo hoa tím
  • Dây lớn, ít được người dân sử dụng. Tại một số vùng khác người ta chủ yếu đem trồng làm hàng rào.
  • Vì dược lý của nó rất yếu nên cây hoa tím này không được dùng để làm dược liệu.
  • Hoa có năm cánh liền.
  • Hoa có màu tím.
  • Thường sẽ ra hoa vào tháng 7 – 9.

Ngoài ra còn có các loại cà khác không được phổ biến nhưng người dân hay bị nhầm lẫn với thảo dược này là: Cà Tàu, Cà Dại, Cà Độc Dược, Cà Gai.

Để có thể tư vấn kỹ hơn và tránh bị nhầm lẫn bởi các loại cà với nhau thì mọi người có thể đặt thắc mắc TẠI ĐÂY.

Nhận biết các loại họ của Cà Gai Leo

Ngoài ra còn 1 số loại họ cà nữa thường bị nhầm lẫn với cà gai leo, đó là cà tàu, cà dại, cà gai, cà độc dược. Vì thế cần phân biệt được những loại này để tránh gây hại khi sử dụng

  • Cà tàu là một loại cây thuộc họ cà. Cây có thân thảo cao 1-2m, có lông mềm. Lá mọc so le, hình trứng hay bầu dục, mép lá có răng cưa. Hoa màu vàng hay trắng, quả hình trứng hay hình chùy, quả khi chín có màu vàng hoặc vàng cam, có gai nhọn.
  • Cà dại là một loại cây thuộc họ cà. Cây có độc, có thân thảo cao 2 – 3m, mọc đứng. Lá mọc so le, to hơn cà gai leo. Hoa màu trắng, quả hình cầu hay hình chùy.
  • Cà gai xung quanh cây có gai chi chít, không có lông. Quả lớn từ 1 – 2cm, Cây này có độc nên không được uống, chỉ được dùng chữa mụn nhọt.
  • Cà độc dược là một loại cây độc thuộc họ cà. Cây có thân thảo cao 2m, phần gốc hóa gỗ. Lá mọc so le, có hình trứng. Hoa to, nhìn giống hoa rau muống. Quả tròn, có gai sắc nhọn.
Cà Gai Leo có những loại nào
Cà Gai Leo có những loại nào

Cà Gai Leo có độc không?

Tất nhiên cây thảo dược này không có độc, nếu sử dụng đúng cách sẽ không gây ra tác dụng phụ. Khi dùng để điều trị bệnh thì nên tuân thủ theo liều lượng đúng mà bác sĩ đưa ra.

Dùng khoảng 20 – 30g loại khô để nấu nước uống. Đặc biệt không nên bỏ dở giữa chừng, phải tuân thủ đúng thời gian phù hợp với từng bệnh lý.

Hình dạng khô của Cà Gai Leo

Hình dạng khô của Cà Gai Leo
Hình dạng khô của Cà Gai Leo

Công dụng thường thấy ở Cà Gai Leo

Vì bên trong lá, rễ của cây cây dược này có chứa một số thành phần đem lại lợi ích tốt cho gan như: Glycoalkaloid, Cholesterol, Lanosterol, Dihydro Lanosterol, β – Sitosterol, 3β – Hydroxyl – 5α – Pregnan – 16 – on, Solasodinon nên nó giúp làm chậm sự phát triển của xơ gan và điều trị các căn bệnh khác như:

  • Trị bệnh ho gà.
  • Chữa đau lưng, rắn cắn.
  • Giải các chất có cồn (bia, rượu).
  • Chữa bị dị ứng, bệnh cảm cúm.
  • Hạ men gan.
  • Giải độc cho gan.
  • Điều trị viêm gan B.

Chú ý những điều quan trọng khi dùng Cà Gai Leo

Cũng đừng quên đây là loài cây tự nhiên nên nó khá lành tính để chữa bệnh, nhưng khi sử dụng cây thảo dược này để chữa bệnh thì cũng nên chú ý một số điều sau:

Chú ý những điều quan trọng khi dùng Cà Gai Leo
Chú ý những điều quan trọng khi dùng Cà Gai Leo
  • Dùng đúng liều lượng bác sĩ cho phép, không vì công dụng tuyệt vời của cây mà lạm dụng.
  • Không nên đem đi ngâm với rượu.
  • Ta có thể kết hợp cây dược này cùng thuốc Tây trong thời gian trị bệnh. Tuy vậy cũng nên uống cách nhau 2 tiếng.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi tuyệt đối không được uống.
  • Phụ nữ có thai hoặc chuẩn bị mang thai không được sử dụng.
  • Chọn cây thảo dược chất lượng, mua ở nơi uy tín.

Bài viết trên là thông tin về Cà Gai Leo có mấy loại. Hy vọng là mọi người khi mua sẽ có thể phân biệt đúng loại mà mình cần dùng.

Ngoài bài viết Cà Gai Leo có mấy loại ra thì Dược Liệu Phương Thảo cũng cung cấp một số bài liên quan đến loại cây này như: Uống nhiều có tốt không, tác dụng, kiêng gì

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.