Từ trước đến nay, cà gai leo vẫn là lựa chọn hàng đầu của nhiều danh y khi tư vấn điều trị gan. So với sự có mặt lâu đời của cà gai leo trong Đông y, các nghiên cứu Tây y về tác dụng của vị thuốc này xuất hiện muộn hơn nhiều. Dù vậy, công dụng của cà gai leo vẫn khiến các chuyên gia ngạc nhiên. Vậy điều gì khiến cà gai leo nhận được sự quan tâm đến thế? Ngoài giải độc gan cà gai leo còn có công hiệu gì không? Sự kết hợp cây cà gai leo cùng dược liệu khác có đem đến lợi ích nào không? Cùng nhau tìm hiểu ngay nhé! 

Cà gai leo là vị thuốc quý
Cà gai leo là dược liệu quý hỗ trợ bệnh về gan

1. Những con số về viêm gan đáng lo ngại ở Việt Nam

Viêm gan B làm tăng nguy cơ xuất hiện ung thư gan lên gấp 100 lần và thật đáng lo ngại khi Việt Nam có từ 10 – 15% dân số nhiễm loại virus này. Thực tế, những ca mắc ung thư gan tại Việt Nam có đến 70% bắt nguồn từ viêm gan B.

Viêm gan B có tốc độ lây lan mạnh mẽ hơn nhiều so với HIV và đã cướp đi mạng sống của khoảng 10 triệu người tại Việt Nam mỗi năm. Nhưng điều đáng buồn là có đến 90% bệnh nhân mắc viêm gan không biết tình trạng sức khỏe của mình dẫn đến bệnh diễn tiến nặng, chi phí điều trị cao. 

Phòng và chữa trị viêm gan ngoài phương pháp Tây y, nhiều người bệnh còn kết hợp dùng thêm cây thuốc nam tự nhiên. Trong đó, cà gai leo được xếp vào dược liệu chính với kết quả chữa bệnh về gan nói chung và viêm gan nói riêng rất hiệu quả. 

2. Review cà gai leo chân thật từ bệnh nhân viêm gan

Chị Hương (42 tuổi) quê ở Đồng Nai chia sẻ từng có khoảng thời gian chống chọi  với căn bệnh viêm gan B. Vào cuối năm 2016, chị thấy người mệt mỏi, bụng có dấu hiệu căng trướng, đôi lúc lại buồn nôn khó chịu nên đi khám thì được chẩn đoán nhiễm HBV. Chị choáng váng tuyệt vọng khi nghe bảo bệnh khó trị mà chi phí lại đắt đỏ. 

Được mách đi bốc thuốc cà gai leo kết hợp vài dược liệu khác về dùng, chị Hương thử làm theo. Sau 1 tuần, chỉ khỏe lên trông thấy, tiếp tục dùng thêm 4 tháng, chị cảm nhận cơ thể dần phục hồi. Chị ăn ngon ngủ được, sinh hoạt và công việc đều có thể trở lại bình thường. 

Vậy cà gai leo vì đâu lại có tác dụng thần kỳ đến vậy? Cùng xem tiếp bên dưới để khám phá đôi nét về thảo dược quý này nhé!

3. Điểm nổi bật từ cây cà gai leo

3.1. Tên gọi trong dân gian và pháp danh khoa học 

  • Gọi cây cà gai leo là cây gì nếu dùng theo tên khoa học? Chính xác thì vị thuốc này mang tên Solanum hainanense Hance hay Solanum procumbens Lour. Một loại thực vật nằm trong nhóm Solanaceae (họ Cà)
  • Còn nếu hỏi về những cái tên khác của loại thảo dược này, có thể liệt kê hàng loạt những tên gọi khác nhau được dân gian truyền miệng như cà quánh, cà lù, cà quýnh, cà gai dây, cà bò, cà Hải Nam, cà vạnh, cà gai cườm,… Dù vậy, trong y học cổ truyền, người ta vẫn ưu tiên dùng tên “cà gai leo” rộng rãi hơn cả.

3.2. Cách nhận biết cây cà gai leo thông qua đặc điểm sinh học

  • Thảo dược này thuộc loài cây lâu năm, thân dây leo nhỏ nhắn, có chiều dài trung bình tầm 60 – 100cm. Ở một số cây sinh trưởng lâu, thân còn có thể hóa gỗ và mọc dài đến hơn 6m.
  • Cành non được phân ra rất nhiều từ thân và tỏa đều, rộng. Trên cành lại mọc nhiều gai nhọn màu vàng, hơi cong nhẹ và đặc biệt được bao bọc bởi một lớp lông dạng hình sao.
  • Những phiến lá cà gai leo không quá lõm sâu, có dáng bầu dục hoặc hình thuôn, nhọn dần về đầu lá, gốc lá sẽ hơi tròn hoặc giống với dáng rìu. Các lá thường mọc so le và có mặt trên sẫm màu hơn mặt dưới. Hai mặt lá đều có lông tơ mịn màu trắng bao phủ và nhiều gai nhọn đâm thẳng lên. Gai cũng xuất hiện ở phần cuống lá.
  • Trong các kẽ lá, hoa cà gai leo nở thành từng cụm nhỏ, hoa thường có màu trắng hoặc tím. Mùa đơm hoa là từ tháng 4 đến tháng 5
Hoa cà gai leo
Hoa cà gai leo trổ trắng vào tháng 4 – 5
  • Tháng 7 đến tháng 9 là mùa quả cà gai leo, đây là loại quả mọng, trơn bóng, có dáng nhỏ hình cầu, cuống của quả khá dài. Màu sắc chuyển đổi từ vàng sang đỏ khi quả chín.
Quả cà gai leo
Quả cà gai leo có màu xanh đậm khi còn non
  • Hạt bên trong quả có màu vàng nhạt, có hình thận lại hơi dẹt giống chiếc đĩa, kích cỡ chỉ vài milimet.
  • Phần rễ thảo dược thuộc rễ cọc có nhiều rễ con đâm ra từ rễ chính, chiều dài rễ từ 15 -20cm. Phía ngoài rễ là lớp vỏ hơi nâu vàng, khá mềm. Rễ khi khô sẽ thoảng hương thuốc nam đặc trưng.  

3.3. Cà gai leo mọc ở đâu là nhiều nhất?

Ở các vùng núi đồi thấp hay đồng bằng rộng và trung du, cây cà gai leo xuất hiện khá nhiều. Cây rất ưa sáng và ẩm ướt, cũng có thể thích nghi với nơi có bóng râm, thường mọc thành từng đám xen lẫn trong các bụi cây thưa khác.

Khu vực châu Á có thể tìm thấy loại thảo dược này tại các quốc gia như Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia, Việt Nam,… Tại nước ta, cây thuốc phân bổ dọc các tỉnh từ Nam chí Bắc, nhưng rộng nhất là các tỉnh ven biển từ Hải Phòng chạy dọc đến Bình Thuận cùng một vài tỉnh ở miền núi phía Bắc và Nam.

3.4. Trong tự nhiên cây cà gai leo có mấy loại phổ biến?

3.4.1. Dựa vào đặc điểm của hoa

Dựa vào đặc điểm hình thái của hoa, người ta thường chia thảo dược thành hai loại chính: Cà gai leo hoa trắng và cà gai leo hoa tím. Trong khi cà gai leo hoa trắng có thân dây nhỏ thường được dùng chữa bệnh rất phổ biến thì cà gai leo hoa tím lại có dây leo lớn hơn, ít dùng trong y học. Ngoài ra, thảo dược cũng nằm trong số các vị thuốc dễ bị nhận nhầm, nhất là với cây cà dại hoa tím.

Cà gai leo hoa trắng
Cà gai leo hoa trắng dùng để làm thuốc trị bệnh
  • Cà gai leo hoa trắng: Bốn cánh hoa tách rời nhau, có màu trắng sữa hoặc hơi pha tím nhẹ, hoa trổ từ tháng 4 – 6.
  • Cà dại hoa tím: Năm cánh hoa liền kề và có duy nhất sắc tím, trổ hoa từ tháng 7 – 9.
Cà gai leo hoa tím
Cà dại hoa tím hoa có năm cánh dính liền

3.4.2. Dựa vào vùng miền cây sinh trưởng

  • Thảo dược sinh trưởng miền Trung: Thân cây khá cằn cỗi, cứng cáp và màu thân cây thường là nâu đất.
  • Thảo dược sinh trưởng miền Bắc và Nam: Thân cây xanh tốt, dễ trồng và dễ chăm

3.4.3. Dựa vào tính chất thảo dược

  • Cà gai leo khô: Hay được sử dụng trong các bài thuốc của Đông y. Dễ dùng, dễ bảo quản mà dược tính không bị mất đi.
  • Cà gai leo tươi: Thảo dược còn nhiều nước, chỉ có thể dùng ngay mà không bảo quản được lâu 

3.5. Phân biệt cà gai leo và nhiều loại cà khác

Phân biệt cà gai leo và cà độc dược, cà tàu, cà dại, cà gai, theo đó:

  • Cà tàu: Không có lông trên bề mặt lá, không có nhiều cành, quả cây cà tàu có khoang, màu quả chuyển dần từ xanh đậm sang vàng hoặc cam khi chín.
  • Cà dại: Lá cây lớn, lông không quá nhiều, hoa mọc chùm, có 5 cánh liền, đây là loại cà độc.
  • Cà gai: Cây không phủ lông, gai mọc chi chít và quả có kích cỡ từ 1 – 2cm. Cây có nhiều độc tố nên chỉ dùng để chữa mụt nhọt ngoài da, không uống.
  • Cà độc dược: Có tác dụng khác biệt hoàn toàn với cà gai leo, cây cũng mang độc hay dùng chữa hen suyễn. 

3.6. Đâu là bộ phận mang đến nhiều giá trị nhất của cây cà gai leo

Toàn bộ cây từ rễ, cành, lá và hoa đều có dược tính tốt, trong đó người ta thường dùng nhất nhiều nhất là thân cành và rễ cà gai leo. Đông y còn đặt tên riêng cho hai bộ phận này là thích gia đằng và thích gia căn.

3.7. Làm sao để thu hoạch cà gai leo?

Thời điểm nào trong năm cũng thích hợp để thu hái dược liệu. Người ta thường chọn tháng 8 thu hái để có thể lấy được quả của vị thuốc này.

Cách thu hoạch cà gai leo cũng rất đơn giản: Sau khi lấy cả cây cà gai leo mang về, rửa thật sạch rồi chặt đoạn 3 – 5cm rồi mới đem phơi hoặc sấy cho thật khô rồi bảo quản dùng dần. Đối với quả cà gai leo thì được tách riêng để dùng nấu cao cà gai leo là chủ yếu hoặc lọc lấy hạt làm hạt giống cà gai leo gieo trồng cho vụ sau.

4. Dược tính làm nên vị thuốc cà gai leo trong Đông y

  • Về tính vị: Đông y xác nhận loại dược liệu này có chút the nhẹ, thơm dịu và nằm trong thuộc tính ấm. Tính chất này rất thích hợp để giảm ho, tiêu đờm, trị phong thấp đồng thời cũng trừ độc, cầm máu và kháng viêm hiệu quả. Đặc biệt hơn là tác dụng điều trị bệnh về gan.
  • Về quy kinh: Vẫn chưa có kết luận chính thức.

5. Thành phần hoạt chất có trong cà gai leo theo Tây y

Các nghiên cứu cà gai leo đã tìm thấy nhiều hoạt chất hữu ích từ loài thực vật này:

  • Chất Solasodine có vai trò trong việc kìm hãm virus gây viêm gan B sinh sản và phát triển.
  • Chất Saponin steroid nâng cao sức đề kháng của hệ miễn dịch, đây là hoạt chất thường xuất hiện nhiều trong các loại dược liệu quen thuộc như nhân sâm, cam thảo, ngũ gia bì,…
  • Chất Flavonoid được biết đến nhiều với khả năng chống oxy hóa và sự lan rộng của các gốc tự do. Một hoạt chất cực kỳ có lợi cho gan, hay được dùng hỗ trợ các bệnh sơ gan, viêm gan siêu vi,…
  • Chất Diosgenin hoạt động như một chất chống viêm, kháng virus và chống dị ứng, đồng thời cũng ức chế các khối u, có thể hỗ trợ quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp.
  • Ngoài Alkaloid, một chất đặc biệt nữa đã được phát hiện là ​Glycoalkaloid. Cả hai đều kháng viêm mạnh và kháng được các tế bào ung thư, ngăn sự phát triển của các khối u.
  • Cùng nhiều thành phần có lợi khác như dihydro lanosterol, cholesterol, 3beta hydroxy 5 alpha pregnan 16 on, β-sitosterol,…

6. Các hoạt chất từ cà gai leo có tác dụng gì với sức khỏe?

6.1 Trong điều trị các vấn đề về gan, giải độc gan cà gai leo liệu có hỗ trợ được?

Thảo không chỉ có thể hỗ trợ việc điều trị gan, mà còn đạt được những hiệu quả rất tích cực.

6.1.1. Công dụng cà gai leo trong điều trị viêm gan do virus

Cà gai leo trị các bệnh về gan
Cà gai leo có thể hỗ trợ điều trị các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan và ung thư gan.

Các triệu chứng chán ăn, vàng da hay mệt mỏi do virus viêm gan B gây ra nhờ có sự góp mặt của thảo dược đã được cải thiện rõ rệt do chất glycoalcaloid từ vị thuốc này có khả năng kháng virus mạnh, đồng thời còn giúp tăng phòng tuyến miễn dịch. Cũng nhờ vậy mà các thương tổn ở gan được hạn chế hơn. 

Một nghiên cứu vào năm 1999 của bác sĩ Trịnh Thị Thanh Xuân đã chứng minh, sau 2 tháng dùng sản phẩm có chứa thành phần cà gai leo, men gan của bệnh nhân đã trở về ổn định và sau 3 tháng, lượng virus trong máu đã giảm nồng độ đáng kể, thậm chí còn có trường hợp bệnh nhân âm tính với virus.

6.1.2. Bệnh xơ gan tiến triển chậm hơn

Nhờ cơ chế ngăn chặn sự hình thành các sợi collagen ở tế bào gan từ glycoalkaloid được chiết xuất bởi cà gai dây mà tiến trình phát triển của căn bệnh xơ gan bị chậm lại. Hơn nữa, ở giai đoạn đầu của bệnh, cà dây deo còn giúp giảm bớt mức độ xơ gan.

6.1.3. Cà gai leo giải độc gan, trị men gan cao, gan nhiễm mỡ

Khi dịch chiếc của thảo dược vào gan, các tế bào gan sẽ được bảo vệ để hạn chế khả năng bị hủy hoại trước sự tấn công của độc TNT. Tình trạng gan tăng trọng lượng vì nhiễm độc hay biểu hiện gan tổn thương cũng được giảm bớt. Độc trong gan được loại trừ dần và men gan được hạ xuống nhanh hơn. Ngoài ra, Alkaloid cũng góp phần tăng cường các chức năng của gan, cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ.

6.1.4. Hỗ trợ điều trị ung thư gan

Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Thu đã công bố trong nghiên cứu của mình khả năng chống oxy hóa của dịch được chiết toàn phần từ cà gai leo ở mức 47,5% và có mức 38,8% ở chất Glycoalcaloid chứa trong vị thuốc này. Điều đó rất có ý nghĩa trong việc ức chế virus gây ra một số dòng tế bào ung thư, trong đó có ung thư gan. Các hoạt chất này sẽ giúp kháng viêm để giảm mức thương tổn ở gan từ quá trình oxy hóa, giúp bảo vệ gan tốt hơn.

6.2. Có thể dùng cà gai leo chữa bệnh gì khác ngoài bệnh gan

Công dụng của cà gai leo ngoài chữa gan thì còn góp phần tăng hiệu quả chữa trị nhiều bệnh khác nữa như:

  • Các bệnh về khớp như thấp khớp hay đau khớp.
  • Chữa hen suyễn, ho gan hoặc ho nhiều do viêm họng.
Cà gai leo giảm ho
Ngoài chữa gan, cà gai leo còn giảm ho hữu hiệu
  • Chứng nhức mỏi, đau lưng và phong thấp
  • Giảm tình trạng dị ứng, cảm mạo
  • Loại bỏ độc tố do dùng nhiều chất kích thích từ rượu bia, thuốc lá,…
  • Hiệu quả trong việc giảm đau răng do bị sâu, viêm,…

7. Liều lượng hợp lý và cách dùng cà gai leo hay được lưu truyền

7.1. Bỏ qua liều dùng mà cứ uống nhiều nước cây cà gai leo liệu có tốt không?

Bất kỳ loại thuốc nào khi sử dụng cũng cần chú ý kỹ đến liều lượng. Mỗi ngày chỉ nên dùng cà gai leo trong khoảng từ 50g đối với trường hợp phòng bệnh, còn người điều trị bệnh cần tham khảo ý kiến thầy thuốc để có liều lượng dùng phù hợp.

Thêm vào đó, cách chế biến sử dụng cây cà gai leo cũng rất đa dạng. Đối với cà gai leo khô, bạn có thể pha trà, sắc thuốc nước, hoặc dùng dạng cao lỏng hay vo viên. Một vài trường hợp lại đem cà gai leo tươi giã dập cho nát rồi vắt lấy nước uống.

7.2 Hai cách sử dụng cà gai leo theo mẹo dân gian

7.2.1 Loại bỏ độc tố từ vết cắn của rắn

Người ta thường truyền nhau cách chế biến cà gai leo tươi để trị độc rắn.

Theo đó, bạn cần lấy rễ cây (30 -50g) đem rửa sạch rồi dùng chày giã nhuyễn. Sau đó hòa thêm 200ml nước ấm vào cùng. Thuốc cần được dùng ngay lập tức và uống 2 lần/ngày.

Qua ngày thứ hai, bạn đổi sang dùng rễ cây cà gai leo khô (30g) đã sao vàng nấu cùng 600ml nước, sắc đến khi còn 200ml là uống được, cũng dùng 2 lần/ ngày. Kiên trì dùng 3 – 5 ngày, độc tố sẽ được loại bỏ hoàn toàn.

7.2.2. Giảm nhanh tình trạng chóng mặt, khó chịu do uống rượu

Pha dược liệu khô (50g) cùng với nước nóng như cách hãm trà, đợi chất trong dược liệu tiết ra hết là có thể dùng thay thế cho nước uống. Vừa có lợi cho gan lại giúp tỉnh rượu nhanh chóng.

Trà cà gai leo giải rượu
Pha trà cà gai leo uống giúp giảm khó chịu do uống nhiều rượu

8. Một vài bài thuốc cà gai leo kết hợp cùng các dược liệu khác

Cà gai leo có thể phối hợp với nhiều vị thuốc hay để điều trị các bệnh lý khác nhau như cà gai leo mật nhân, giảo cổ lam, bán liên chi, cà gai leo xạ đen,… Dưới đây là một vài cách uống cà gai leo theo bài thuốc Đông y có liều lượng và hướng dẫn dùng cụ thể: 

8.1. Bài thuốc cà gai leo với cây an xoa

  • Cà gai leo phơi khô: 75g
  • Cây an xoa khô: 75g

Dùng bài thuốc này có thể hạ thấp nồng độ virus của các loại viêm gan như A, B, C.

8.2. Bài thuốc từ cà gai leo xạ đen phối với cây an xoa

  • Cà gai leo khô: 50g
  • Cây an xoa khô: 50g
  • Xạ đen: 50g

Người bị thô gan hay có u lành hoặc chỉ mới giai đoạn khởi phát có thể tham khảo bài thuốc này.

8.3. Nấu thuốc đơn giản theo hướng dẫn

Thuốc được nấu 2 lần cho dược chất được tinh chiết hoàn toàn:

Lần đầu: Cho 2l nước vào ấm có thuốc, đun nhỏ lửa đến khi thu về 1l nước

Lần hai: Dùng bã thuốc lần 1 nấu tiếp cùng 1l nước cho đến khi thu về 0.5l nước.

9. Liệu có xuất hiện tác dụng phụ của cà gai leo khi sử dụng?

Theo Đông y, cà gai leo khá lành, không có độc tính nguy hại và cũng chưa thấy tác dụng phụ không mong muốn nào. Tuy nhiên bạn tuyệt đối không nên dùng thuốc một cách bừa bãi và nếu bạn là người rất mẫn cảm với thành phần thuốc cần phải tham khảo ý kiến của người có chuyên môn trước khi sử dụng.

Một vài thắc mắc về tác dụng phụ của vị thuốc cà gai leo như:

9.1. Lý giải vấn đề uống cà gai leo có bị vô sinh không?

Đây hoàn toàn là lời đồn không có căn cứ, thậm chí vị thuốc này còn tăng cường sinh lực phái mạnh chứ không hề ảnh hưởng gì đến chức năng sinh lý.

9.2. Người bệnh huyết áp khi uống cà gai leo có bị tụt huyết áp không?

Các nghiên cứu chỉ ra, vị thuốc này không có khả năng làm hạ huyết áp. Tuy nhiên để an toàn nhất, người huyết áp thấp khi cần sắc thuốc từ cà gai leo để hỗ trợ chữa bệnh nên kết hợp thêm vài lát gừng.

9.3. Uống cà gai leo mất ngủ là thật hay giả?

Tình trạng mất ngủ sẽ không xảy ra khi dùng dược liệu nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm.

9.4. Giải đáp việc uống nhiều nước cây cà gai leo có tốt không

Cà gai leo được PGS. TS Nguyễn Thượng Dong (Nguyên Viện trưởng của Viện Dược liệu TW) đánh giá là vị thuốc đa công năng và được nhiều người ưa chuộng bởi hương thơm khá giống mùi thuốc bắc, hấp dẫn, dễ uống. Cà gai leo có thể dùng hằng ngày để thay thế trà hoặc nước lọc Tuy nhiên, Phó Giáo sư cũng nhận định, sử dụng cà gai leo phải đúng liều, không nên tùy tiện.

Chương trình Thuốc nam cho người Việt

Uống cà gai leo sẽ rất tốt nếu bạn tuân thủ theo liều lượng được khuyến cáo, ở người bình thường, muốn tăng cường chức năng gan hay cải thiện sức khỏe thì liều dùng chỉ nên trong khoảng từ 20 – 30g/ngày. Người cần điều trị bệnh, lượng dùng có thể tăng lên theo hướng dẫn của dược sĩ và có thể sẽ phối cùng các dược liệu khác để phát huy hiệu quả điều trị. 

Cho đến hiện tại, vẫn chưa có trường hợp nào ghi nhận cà gai leo gây ra tác dụng phụ khi dùng ở lượng phù hợp. Vậy nên, trước khi dùng thảo dược, bạn hãy trao đổi cùng thầy thuốc để được tư vấn thuốc đúng liều, dùng đúng lượng, tránh lạm dụng gây nên ảnh hưởng không tốt.

9.5.Giải đáp thắc mắc uống cà gai leo có tăng cân không

Cà gai leo được nghiên cứu cho thấy không tác động trực tiếp đến việc tăng cân ở người dùng. Tuy nhiên, vì cà gai leo có khả năng giải độc gan, giúp hoạt hóa nhiều chức năng khiến vị giác được kích thích, sức khỏe được cải thiện nên nhiều người khi dùng cà gai leo sẽ thấy ăn được ngủ được, dinh dưỡng cũng được hấp thu tốt hơn từ đó khiến cân nặng tăng lên. 

10. Những ai không nằm trong đối tượng sử dụng cà gai leo để phòng và điều trị bệnh?

Cà gai leo không dùng cho phụ nữ có thai
Tránh dùng vị thuốc cà gai leo cho phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ
  • Bà bầu hay các mẹ đang cho con bú và trẻ nhỏ chưa đủ 6 tuổi đều là đối tượng có cơ địa nhạy cảm không thích hợp dùng vị thuốc này.
  • Người có tiền sử bệnh thận hay huyết áp thấp
  • Người đang điều trị theo phác đồ của bác sĩ nên được tư vấn trước khi sử dụng

11. Nắm chắc vài lưu ý khi sử dụng cà gai leo làm thuốc

  • Dùng thảo dược lúc ấm vào buổi sáng là tốt nhất
  • Đối với bệnh nhân đang điều trị gan, cần có lượng dùng cà gai leo hợp lý theo hướng dẫn của người có chuyên môn để tránh tình trạng sốc thuốc. 
  • Không đem thảo dược này ngâm cùng rượu vì các chất kích thích không có lợi cho chức năng gan đang suy yếu
  • Nếu bạn dùng Đông Tây kết hợp điều trị bệnh thì giữa lần sử dụng cà gai leo và thuốc Tây cần giãn cách từ 1 – 2 giờ.
  • ​Nước thuốc để qua đêm hay có dấu hiệu bị ôi thì tuyệt đối không dùng để tránh tiêu chảy, đau bụng.

12. Giá bán cà gai leo hiện nay trên thị trường ra sao?

Với những công dụng về gan hữu hiệu như vậy, liệu cà gai leo giá bao nhiêu, có đắt tiền không? Ở Dược liệu Phương Thảo, chúng tôi luôn mức giá tốt nhất dành người tiêu dùng, bạn có thể tham khảo giá cây cà gai leo khô: 150.000đ/kg

13. Bạn cần mua cà gai leo nhưng không biết cơ sở dược liệu nào bán cây cà gai leo đáng tin cậy?

Giữa thị trường kinh doanh dược liệu sôi động và đa dạng, bạn dễ bối rối không biết chọn cơ sở nào uy tín, chất lượng? Dược liệu Phương Thảo là một địa chỉ xứng đáng để bạn đặt niềm tin. Chúng tôi cung cấp đến khách hàng cà gai leo được thu hái từ rừng, cẩn thận từ khâu sơ chế đến đóng gói để đảm bảo chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay để nhận được tư vấn hữu ích!

Thông tin về chúng tôi: Dược liệu Phương Thảo thuộc công ty TNHH DƯỢC LIỆU PHƯƠNG THẢO

  • Địa chỉ: Số 354/89 đường Phan Văn Trị, Phường 11, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Hotline: 0908 977 961 (Ms. Phương Thảo)
  • Website: duoclieuphuongthao.com
  • Email: lienhe.duoclieuphuongthao@gmail.com

Chúng tôi hi vọng những thông tin về cà gai leo thật sự hữu ích và giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn để đạt được lợi ích sức khỏe tốt nhất.

Dược liệu Phương Thảo chúc bạn luôn vui khỏe và bình an!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *