Cây an xoa mọc ở đâu? Liệu có cách nhận biết thật giả hiện nay để tránh mua nhầm thảo dược không? Dù được mệnh danh là vị thuốc chữa bệnh về gan nổi danh, nhưng vẫn nhiều người chưa biết chúng mọc ở đâu nhiều, hay những đặc điểm sinh trưởng như thế nào và cách chọn đúng được cây có giá trị dược chất tốt. Cùng dược liệu Phương Thảo tìm hiểu nhé!
1. Cây an xoa mọc ở đâu?
1.1 Sơ lược về cây an xoa
Cây thuốc an xoa có rất nhiều tên gọi khác nhau trong dân gian như cây dó lông, cây tổ kén cái… và được đặt danh pháp khoa học là Helicteres hirsuta Lour, xếp vào họ Trôm (Võ Văn Chi, 2012 trong Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, Hà Nội).
Chia sẻ trong sách Từ điển cây thuốc Việt Nam về việc cây an xoa mọc ở đâu, tác giả Võ Văn Chi (1) miêu tả cây này xuất hiện ở rất nhiều nước thuộc khu vực châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaysia, Myanmar, Philippines và Việt Nam.
Ở nước ta, cây mọc hoang ở ven con suối, ven rừng, các đồi cây bụi, rừng thưa, vùng đồi núi trải dài từ Bắc vào Nam. Cụ thể:
- Khu vực miền Bắc, có thể bắt gặp cây an xoa mọc ở tỉnh Bắc Kạn, Lào Cai, Lai Châu, Hòa Bình,…
- Khu vực miền Trung được tìm thấy tại Nghệ An, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum,…
- Khu vực miền Nam thấy cây xuất hiện ở Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Phước…
1.2 Cây An xoa mọc ở đâu nhiều nhất?
Cây an xoa mọc nhiều ở Bình Phước, đồng thời được biết đến và sử dụng đầu tiên theo kinh nghiệm của một vùng đồng bào dân tộc thiểu số người Campuchia. Câu chuyện ông Hòa ở Lộc Ninh chữa khỏi ung thư gan nhờ dùng vị thuốc này đã nhanh chóng đưa “tên tuổi” của cây an xoa “vụt sáng”.
Và trên thực tế, cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh được khả năng ức chế ung thư của vị thuốc này. Nên nhu cầu về cây an xoa rất cao, nhiều người không biết tìm thảo dược này ở đâu, hay phải tới Bình Phước mới tìm được cây này.
Cây an xoa ở Bình Phước không chỉ nhiều về số lượng mà còn tốt về chất lượng. Người ta đánh giá dưỡng chất từ cây thuốc an xoa tại tỉnh này cao hơn so với các nơi khác do có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với đặc điểm sinh trưởng của cây.
Việc xác định được cây an xoa mọc ở đâu nhiều, phát triển ở nơi nào tốt cũng là một yếu tố quan trọng giúp bạn đánh giá nguồn gốc, giá trị của thảo dược để tránh mua nhầm.
2. Cách phân biệt cây an xoa thật giả ra sao?
Bên cạnh hiểu về nguồn gốc sản phẩm là cây an xoa thường mọc ở đâu để chủ động hơn khi tìm mua thảo dược thì một cách rất hay nữa giúp bạn tránh khỏi kẻ gian lừa gạt mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng là nhận biết được an xoa thật và giả.
Dược liệu Phương Thảo dựa trên kinh nghiệm kinh doanh thảo dược lâu năm, cùng với đó là tham khảo ý kiến của những người dân chuyên vào rừng thu hái thảo dược an xoa và tìm kiếm các thông tin chính thống từ báo đài uy tín đã có thể tổng hợp được một số cách phân biệt thật giả hiện nay:
2.1 Phân biệt cây an xoa thật giả dựa trên hình dáng:
- Cây an xoa thật: Thân cây tương đối mảnh nhỏ, lá lại thuôn nhọn, mép lá răng cưa, mặt dưới của lá có nổi gân rõ ràng, hoa luôn mọc hướng lên phía trên. Đặc biệt nhất là nằm ở quả, quả dáng trụ, thon, dài, toàn bộ quả an xoa đều được phủ lông mịn, gây ngứa nếu lỡ bám vào quần áo. Khi mua bạn nên yêu cầu được kiểm tra quả, nếu người bán cho bạn thấy quả còn bám trên cành thì chắc chắn đó là hàng thật.
- Cây an xoa giả: Thân cây và lá đều lớn hơn cây thật rất nhiều, hoa mọc rũ, quả không phủ lông.
Lưu ý, bạn cần cẩn trọng hơn trước một vài loại cây dại rất dễ trộn lẫn hoặc mạo danh cây an xoa thật như cây dó mốc và cây tổ kén tròn:
- Cây dó mốc thì thân gỗ nhỏ cứng hơn nhiều so với cây thật, lá cũng dài cứng và không có răng cưa ở mép lá, quả dáng tròn.
- Cây tổ kén tròn rất cao, thân so với an xoa to cứng hơn rất nhiều lần, lá nhọn dài và cũng to hơn, hoa cũng lớn hơn.
2.2 Nhận biết cây an xoa thật và giả dựa trên màu sắc:
- Cây an xoa thật: Hoa tím đặc trưng, quả xanh khi còn non và chuyển dần sang đen hoặc xám đen khi chín. Hình dáng lúc này của quả rất giống sâu lông hay cái tổ kén. (Chỉ có an xoa tím có tác dụng chữa bệnh)
- Cây an xoa giả: Hoa thường có màu trắng nếu đó là an xoa hoa trắng và hoa màu đỏ nếu là cây tổ kén tròn.
2.3 Xác định dựa vào mùi vị nước thuốc:
- Cây an xoa thật: Nước trong, màu nâu không quá sậm, vị thuốc ngọt nhẹ, ngửi thấy thoảng hương thơm đặc trưng của thảo dược, rất dễ dùng.
- Cây an xoa giả: Nếm thấy vị đắng không đọng chút ngọt nào, không mùi thơm mà có mùi khó chịu, ngai ngái, khó uống.
2.4 Phân biệt cây an xoa khô thật giả:
Khi khô, thân và lá an xoa có đặc trưng rất dễ nhận biết nên bạn chọn nơi có lá còn nguyên không bị vò nát, quả chưa bị tách khỏi cành, ngoài ra, có thể thử nhai một chút lá khô, nếu có dịch nhờn từ lá tiết ra thì là cây thật
Tìm hiểu thêm: Uống thuốc cây an xoa có tác dụng phụ không?
Bạn cần chỗ mua cây an xoa uy tín, giá hợp lý hoặc cần tư vấn về tình trạng sức khỏe, hãy chia sẻ cùng chúng tôi: Dược liệu Phương Thảo thuộc công ty TNHH DƯỢC LIỆU PHƯƠNG THẢO
• Địa chỉ: Số 354/89 Phan Văn Trị, Phường 11, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
• Hotline: 0908 977 961 (Ms. Phương Thảo)
• Website: duoclieuphuongthao.com
• Email: lienhe.duoclieuphuongthao@gmail.com
Trên đây là một số thông tin về cây an xoa mọc ở đâu, cũng như cách nhận biết thật và giả, chúng tôi hy vọng sẽ hữu ích với bạn.