Cây xạ đen từ lâu đã được người dân truyền tai sử dụng như một vị thuốc hữu ích cho những người mắc bệnh gan. Không những thế, một vài loại bệnh ung thư cũng có thể dùng đến vị thuốc này. Liệu dưới góc nhìn y học, câu chuyện trên có thật là toàn bộ tác dụng của cây xạ đen? Cùng xem qua những điều nổi bật trong đặc điểm cây xạ cùng công dụng của cây xạ đen để có lời giải đáp chính xác nhé!

Cây xạ đen có ý nghĩa trong điều trị gan
Cây xạ đen có ý nghĩa trong điều trị bệnh về gan

1. Cảnh báo về ung thư bạn đã biết?

Bạn có biết Việt Nam mỗi năm lại ghi nhận đến hơn 200.000 ca mắc ung thư và có đến 82.000 trường hợp tử vong. Ở nhiều bệnh viện, tỷ lệ người bệnh đến chữa trị ung thư năm sau so với năm trước lại cao hơn từ 20 – 30%. Các loại ung thư phổ biến thường là ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư vú. 

Đối mặt với ung thư, nhiều người gần như tuyệt vọng, tinh thần sụp đổ. Tuy nhiên, theo nghiên cứu từ WHO, có thể phòng ngừa khoảng 40% ung thư và chữa khỏi cho 1/3 số người mắc nếu bệnh được chẩn đoán sớm và tham gia điều trị tích cực.

Bên cạnh nền y học phương Tây hiện đại, phối hợp điều trị cùng các thảo dược Đông y cũng được áp dụng rất hiệu quả. Nổi bật trong số đó phải kể đến cây xạ đen – vị thuộc được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao trong điều trị ung thư.

2. Báo chí viết về cây xạ đen như thế nào?

Trang báo Đời sống & Hôn nhân từng nhấn mạnh tác dụng từ vị thuốc xạ đen trong hỗ trợ chữa ung thư ngay ở tiêu đề bài viết “Sống khỏe sau 3 năm ung thư phổi nhờ bài thuốc từ cây xạ đen” hay “Dược tính có một không hai của cây xạ đen Hòa Bình trong điều trị ung thư”.

Cây xạ đen được báo chí viết về dược tính  chữa ung thư
Bài viết về dược tính của cây xạ đen trong điều trị ung thư
Cây xạ đen xuất hiện trong bài viết điều trị ung thư phổi
Bài viết về khả năng điều trị ung thư phổi tích cực khi dùng bài thuốc xạ đen

Trong bài viết có sự góp mặt chia sẻ về bài thuốc xạ đen của Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện đa khoa huyện Tân Lạc (Hòa Bình) cùng dẫn chứng về người thật việc thật hết sức cụ thể nên càng thêm khẳng định được giá trị từ vị thuốc nam đặc biệt này.

3. Thông tin chung về cây thuốc xạ đen

3.1. Cây xạ đen là cây gì mà được nhiều người tìm kiếm đến vậy?

Theo danh pháp khoa học, vị thuốc này mang tên gọi Celastrus Hindsii. Những mô tả đầu tiên về loại cây này trong khoa học được thực hiện bởi một nhà thực vật học đến từ Anh ở những năm 50 của thế kỷ XIX. Theo đó, người ta xếp loài thực vật này vào họ Chi dây gối và hay gọi với cái tên xạ đen châu Âu. 

Trong dân gian Việt Nam, xạ đen còn có rất nhiều tên thông dụng khác như cây ung thư, cây dót, cây bạch vạn hoa,… Tuy nhiên, tên gọi cây xạ đen là được nhắc đến nhiều nhất trong Đông y. Nguồn gốc của cái tên này xuất phát từ dân tộc Mường, trong đó từ “xạ” theo ngôn ngữ của người Mường mang nghĩa là “gan”, lại thêm đặc điểm có nhựa đen tiết ra khi rạch thân cây nên từ đó, cụm từ “xạ đen” để chỉ về một loại cây chữa bệnh về gan trở nên vô cùng phổ biến.

3.2. Cách nhận biết cây xạ đen dễ dàng với hình dáng nổi bật 

  • Về thân cây: Cây xạ đen thân gỗ dạng dây leo, hay mọc thành cụm rậm rạp. Chiều dài thường thấy của loài cây này trong khoảng 3 – 10m và màu sắc cũng có sự biến chuyển từ nâu sậm sang xanh đậm theo theo quá trình sinh trưởng. Các cành cây lại dẻo và tương đối tròn, khi lớn dần mới bắt đầu xuất hiện lớp lông dày bao bọc quanh cành.
  • Về lá cây: Mỗi phiến lá cây xạ đen sẽ có dáng bầu dục đảo ngược, hay mọc từng phiến so le. Hai mặt đều không phủ lông và sẽ có 7 cặp đường gân chạy gần như đối xứng. Ở gần rìa lá hay xuất hiện răng cưa thưa thớt, có lẽ vì thế mà một vài nơi còn hay gọi vị thuốc này là cây xạ đen răng cưa. Đặc biệt hơn, so với nhiều loại cây khác có lá rụng theo mùa, lá cây xạ đen lại không mang đặc điểm như thế.
  • Về hoa: Trên phần ngọn của cây hay phía bên nách lá, những chùm hoa cây xạ đen trắng tinh khôi sẽ phát triển với phần cuống hoa rất ngắn. Từ tháng 3 – 5 là thời điểm hoa cây xạ đen trổ bông hàng loạt.
  • Về quả: Khi hoa trổ được hơn 3 tháng sẽ bắt đầu ra quả. Những quả xạ đen có kích thước nhỏ hay mọc từng chùm, giống với dáng quả trứng để ngược. Lúc quả dần khô sẽ vỡ ra, thấy những hạt hồng nhạt bên trong. 

3.3. Cây xạ đen mọc ở đâu mới có thể phát triển tốt

Được biết nguồn gốc cây xạ đen xuất phát từ các nước thuộc châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc,… và đặc biệt phân bổ nhiều nhất ở vùng Đông Nam Á với các quốc gia như Thái Lan, Việt Nam, Indonesia,…

Tại Việt Nam, các dãy núi cao thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, Hòa Bình, Ninh Bình,.. hoặc ở vài vườn quốc gia gồm Ba Vì, Cúc Phương – nơi có điều kiện địa hình từ 1000 – 1500m mới có thể tìm thấy cây xạ đen. Trong đó, Hòa Bình được đánh giá là khu vực có số lượng cây xạ đen tập trung lớn nhất. Đây cũng là lý do mà người ta hay nhắc nhiều đến cây xạ đen Hòa Bình so với các khu vực khác.

Và có vài người thắc mắc miền Nam Việt Nam có thể trồng được vị thuốc này không? Thực tế trồng cây xạ đen miền Nam rất không khả thi do điều kiện khí hậu và địa hình không cho phép.

3.4. Cây xạ đen có mấy loại

Chỉ có duy nhất một loại giống cây xạ đen được ghi nhận trong các báo cáo khoa học. Tuy nhiên, nếu xét thêm họ hàng của loài cây này thì có thể nhắc tới cây xạ vàng. Nhưng dược tính của cây xạ đen trong việc chữa trị bệnh lý vẫn vượt trội và được ưu tiên hơn hẳn. Vậy nên, bạn cần cẩn thận tìm hiểu hai loại cây này trước khi sử dụng để tránh dùng nhầm. 

3.5. Cách phân biệt xạ đen và xạ vàng đơn giản 

Bạn có thể phân biệt cây xạ đen và cây xạ vàng với những đặc điểm sau đây: 

  • Lúc tươi: Thân cây xạ vàng mỏng và màu sắc cũng nhạt hơn so với xạ đen. Lá cây xạ vàng không có màu xanh pha chút tím như xạ đen.
  • Lúc khô: Lá xạ vàng rất giòn dễ vỡ nát còn xạ đen thì không. Thân cây xạ đen có nhựa nên phủ một lớp đen và ngửi thấy hương thơm thoang thoảng trong khi xạ vàng có thân trắng và không mùi. 

Ngoài ra bạn cũng cần phân biệt thêm với cây xạ lai, cây này thân to hơn xạ đen rất nhiều, đường kính từ 5 – 10cm nên khi phơi thân thường chặt rất vụn để mau khô hơn. 

3.6. Xem hình ảnh cây xạ đen dùng để làm thuốc

Cây xạ đen có lá răng thưa
Lá cây xạ đen có những đường răng thưa
Cây xạ đen có hoa trắng
Hoa cây xạ đen nở trắng muốt
Cây xạ đen có quả lúc còn non màu xanh
Quả cây xạ đen khi còn non

3.7. Thu hoạch cây xạ đen như thế nào

3.7.1. Mùa thu hái

Khi cây xạ đen đã trưởng thành thì mùa nào trong năm cũng là thời điểm để thu hoạch cây xạ đen. 

3.7.2. Bộ phận dùng của cây xạ đen là gì?

Hầu hết các bộ phận gồm lá, thân, cành đều có dược tính nên được giữ lại, chỉ riêng rễ cần loại bỏ.

3.7.3. Sơ chế xạ đen đơn giản

Cách sơ chế xạ đen rất đơn giản, chỉ cần rửa xạ đen cho sạch, chờ ráo nước thì dùng dao cắt thành đoạn không quá dài, rồi đem phơi nắng hay sấy cho thật khô, sau đó có thể sao vàng hạ thổ rồi mới bảo quản.

3.7.4. Bảo quản thảo dược đúng cách

Xạ đen cho vào túi nilon hoặc hũ kín, để nơi khô thoáng, sạch sẽ là có thể bảo quản được lâu.

4. Dược tính từ cây xạ đen dưới góc nhìn chuyên môn

4.1. Y học cổ truyền

Xét về tính vị của cây xạ đen trong Đông y, có thể thấy cây thuốc này có vị đắng kèm theo chút chát. Đông y cũng cho rằng đây là loại thảo dược có thuộc tính hàn và quy đến các kinh can nên thích hợp dùng cho nhiều loại bệnh từ nhẹ đến nặng như suy nhược, vàng da, viêm nhiễm, u nhọt,… 

4.2. Y học hiện đại

Để biết cây xạ đen trị bệnh gì, nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện. Kết quả cho biết tác dụng của cây xạ đen rất tích cực: 

Công trình nghiên cứu của vài nhà khoa học nước ngoài năm 1997 đã phân lập được maytenfolone – A trong xạ đen. Chứng minh được thành phần này có phản ứng gây độc với tế bào của ung thư gan cùng ung thư biểu mô.

Tiếp đến là công trình ở Thượng Hải phát hiện khả năng chống tế bào ung thư phổi, gan, vú và ruột kết từ xạ đen dù tác động này chỉ ở mức trung bình yếu. 

Sau đó là hàng loạt nghiên cứu về công dụng xạ đen ở nhiều quốc gia khác nhau. Đến năm 1999, tại Việt Nam, Giáo sư Lê Thế Trung đã ghi nhận được thảo dược xạ đen có ý nghĩa trong kiểm soát sự lan rộng của ung thư.

Cây xạ đen chứa nhiều hoạt chất tuyệt vời
Nhiều hoạt chất chữa bệnh tuyệt vời đã được phát hiện trong cây xạ đen

Các nghiên cứu chỉ ra thành phần của xạ đen rất “đồ sộ”, vị thuốc này có chứa rất nhiều hoạt chất đáng giá:

  • Hoạt chất Flavonoid có ý nghĩa trong việc củng cố hễ miễn dịch nhờ vào khả năng thúc đẩy cơ thể hấp thu vitamin C. Có vitamin C, các tế bào mô được nuôi dưỡng tái tạo và đồng thời hạn chế các gốc tự do gây nên quá trình oxy hóa. Đồng thời vì có Flavonoid mà việc mất cân bằng oxi hóa cũng được ngăn cản kịp thời.
  • Một loạt các nhóm chính từ hoạt chất Polyphenol như stilbenes hay phenolic acid và lignans cùng các hợp chất có liên quan lại làm tốt nhiệm vụ bảo vệ và tái tạo tế bào trong cơ thể, đẩy lùi các tác nhân gây tổn thương tế bào. Các vi khuẩn có hại ở đường ruột bị ức chế phát triển và hoạt chất này còn đóng góp vào quá trình chữa trị tim mạch, tiểu đường,…
  • Hoạt chất Quinon phân giải tế bào ung thư thành chất lỏng đào thải ra khỏi cơ thể, quá trình lão hóa cũng được ngăn chặn nhờ có chất này. Sự kết hợp của bộ đôi Quinon cùng Flavonoid càng làm tăng khả năng đẩy lùi ung thư hiệu quả.
  • Hoạt chất Tanin cũng nổi bật với chức năng tiêu diệt các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa và phòng ngừa bệnh tật. 
  • Một vài loại Acid amin có lợi cho quá trình sinh hóa cũng được tìm thấy để hỗ trợ tình trạng mất ngủ, mất cơ… cho cơ thể.
  • Còn rất nhiều hoạt chất khác như Triterpenoid hay Cyanoglucoside,… có trong thành phần của cây xạ đen cũng có tác dụng chăm sóc và hỗ trợ sức khỏe rất hiệu quả

5. Cây xạ đen có tác dụng gì trong điều trị bệnh lý 

5.1. Vị thuốc giúp phòng ngừa căn bệnh ung thư

Chất Flavonoid trong lá của cây xạ đen giúp làm chậm sự phát triển của khối u nên rất tích cực trong điều trị các bệnh ung thư như ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư máu,… Thêm vào đó, những tổn thương của tế bào từ tác động của bức xạ cũng được giảm bớt và tránh nguy cơ dẫn đến xơ vữa động mạch hay tai biến mạch máu não.

5.2. Cây xạ đen chữa được bệnh gì liên quan đến gan?

Cây xạ đen giúp ức chế tế bào ung thư gan
Cây xạ đen giúp ức chế tế bào ung thư gan phát triển

Các virus siêu vi gây viêm gan A, B, C dưới tác động của những hoạt chất có trong cây xạ đen sẽ bị ức chế hiệu quả, đồng thời vị thuốc này còn ngăn sự xâm nhập của nhiều loại vi khuẩn, virus vào các tế bào gan. Hơn nữa, khả năng chống lại sự phát triển và lan rộng của các bệnh liên quan đến gan gồm viêm gan hay xơ gan và men gan cao cũng diễn ra rất tích cực. Lượng cholesterol không tốt được giảm bớt đáng kể và hệ miễn dịch cũng được tăng cường.

5.3. Hữu hiệu trong điều trị bệnh máu và gan nhiễm mỡ

Việc giúp giảm bớt lượng lipid trong máu và gan của cây xạ đen cũng đã được kiểm chứng. Dù vậy, vị thuốc này không thể trị dứt điểm hoàn toàn căn bệnh này vì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ hay mỡ máu như đái tháo đường,  thừa cân,… Nên việc tìm hiểu nguyên nhân để có sự điều chỉnh và phối hợp thuốc đúng đắn là rất cần thiết.

5.4. Hỗ trợ tích cực những dấu hiệu suy nhược thần kinh

Cây xạ đen chứa một vài chất giúp hệ thần kinh được xoa dịu nên giảm bớt tình trạng suy nhược. Bên cạnh đó, khả năng tăng tuần hoàn máu, lưu thông máu lên não sẽ hạn chế được các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.

5.5. Có tác dụng đối với các bệnh về xương khớp

Nhiều bệnh liên quan đến xương khớp và đốt sống như đau thần kinh tọa, viêm khớp hay thoát vị đĩa đệm,… nhờ vào sự hỗ trợ của loại dược liệu này mà được cải thiện tích cực.

5.6. Giúp cơ thể thải độc, thanh nhiệt

Cơ thể tích tụ nhiều độc tố dễ gây mụn nhọt, ngứa ngáy, mất ngủ,… lúc này, tính mát lành từ cây thuốc nam xạ đen sẽ là cứu cánh rất hữu hiệu để giải nhiệt, bài trừ độc tố.

5.7. Công dụng của cây xạ đen đối với bệnh cao huyết áp

Dùng dược liệu này mỗi ngày sẽ rất tốt cho người cao huyết áp. Xạ đen giúp khí huyết trong cơ thể được điều hòa ổn định, tránh tình trạng huyết áp tăng cao thất thường.

5.8. Có ý nghĩa trong điều trị tiểu đường

Sự có mặt dồi dào của nhiều dược chất quý sẽ giúp người bệnh tiểu được tuýp 2 có thêm hi vọng. Chính các hoạt chất này sẽ góp phần tăng sản sinh lượng insulin trong máu để tạo thế cân bằng, đường huyết do vậy được điều hòa tốt hơn.

6. Định lượng đúng và cách sử dụng cây xạ đen mang đến hiệu quả tối ưu nhất

6.1. Liều dùng mỗi ngày cho vị thuốc xạ đen

Theo lời khuyên từ các chuyên gia, lượng dùng cây xạ đen hằng ngày của người bình thường không nên vượt quá 50g. Đặc biệt với người có huyết áp thấp, liều dùng cần được kiểm soát nghiêm ngặt ở mức thấp và nên dùng kết hợp cùng vài lát gừng để tránh huyết áp giảm mạnh.

6.2. Những cách dùng cây xạ đen quen thuộc

Cây xạ đen phơi khô đem pha trà
Uống nước trà từ lá cây xạ đen phơi khô

Cách pha trà cây xạ đen: Bạn cần lá cây xạ đen khô (10g) thả vào bình trà rồi tráng qua 1 lần cùng nước sôi (150ml). Chắc bỏ hết phần nước ban đầu rồi tiếp tục thêm 150ml nước sôi vào bình. Lúc này hãy chờ từ 10 – 15 phút rồi mới sử dụng để tinh chất trong lá cây xạ đen được tiết ra hết.

Cách nấu cây xạ đen dùng thay thế nước lọc hằng ngày: Cho lá cây xạ đen khoảng 15 – 20g vào ấm đất, thêm vào 1.5l nước lọc. Nấu sôi rồi chờ khoảng 5 phút sau mới tắt bếp, lọc lấy nước cho vào bình để uống dần khi khát. 

7. Những bài thuốc hay có sự góp mặt của cây xạ đen

7.1. Bài thuốc 3 vị từ xạ đen giúp chữa thô ga, u gan lành, u gan giai đoạn đầu

  • Xạ đen khô: 50g
  • Cây an xoa khô: 50g
  • Cà gai leo khô: 50g

7.2. Bài thuốc kết hợp hỗ trợ các dòng ung thư phổ biến ở nữ giới

Vú và cổ tử cung xuất hiện khối u hay phụ nữ đang mắc ung thư buồng trứng, ung thư vú và ung thư cổ tử cung có thể áp dụng bài thuốc sau: 

  • Xạ đen khô: 50g
  • Hoa đu đủ đực: 100g

7.3. Hướng dẫn cách nấu cây xạ đen 

Nước thuốc được sắc 2 lần để dược liệu có thể tiết ra toàn bộ dưỡng chất: 

  • Sắc lần đầu: Đun thảo dược cùng 2l nước trên lửa nhỏ để thu về 1l nước.
  • Sắc lần hai: Lấy bã thuốc của lần đầu cho thêm 1l nước, đun nhỏ lửa đến khi chỉ còn 0.5l nước. 

8. Đối tượng có thể dùng vị thuốc cây xạ đen 

  • Bệnh nhân chẩn đoán ung thư, có u bướu.
  • Bệnh nhân gặp vấn đề về xương khớp: viêm, đau, nhức,…
  • Bệnh nhân có bệnh tiểu đường, mỡ trong máu.
  • Bệnh nhân đang điều trị bệnh gan: viêm, xơ, ung thư,…
  • Bệnh nhân có đường tiêu hóa không khỏe mạnh.
  • Bệnh nhân nhiễm HIV.
  • Bệnh nhân suy nhược, mất ngủ, nóng trong,..

9. Triệu chứng hay xuất hiện từ tác dụng phụ của cây xạ đen

  • Bạn có thể gặp tình trạng hoa mắt hay chóng mặt nếu dùng cây xạ đen quá liều
  • Triệu chứng tiêu chảy, chướng bụng sẽ xảy ra nếu bạn dùng nước thuốc đã để qua đêm.
  • Bạn có thể ngủ gật vào ban ngày khi uống trà xạ đen được pha quá đậm đặc

10. Hỏi – Đáp vấn đề thường gặp về cây xạ đen

Cây xạ đen khi dùng cần hiểu rõ một vài thắc mắc hay gặp
Những câu hỏi hay gặp về cây xạ đen

10.1. Thực hư về tác hại của cây xạ đen đối với sức khỏe?

Theo những nghiên cứu được thực hiện, có thể nói rằng cây xạ đen không đem đến tác hại cho sức khỏe con người. Thực chất loại thảo dược này rất hiền hòa lành tính. Tuy nhiên, bạn hãy tuân thủ theo đúng chỉ dẫn khi dùng vị thuốc này để tránh xảy ra tác dụng phụ nhé.

10.2. Liệu rằng người bình thường có uống được cây xạ đen không?

Cây xạ đen không chỉ thích hợp làm thuốc hỗ trợ cho những bệnh nhân đang điều trị các loại bệnh như ung thư, viêm đường tiêu hóa, huyết áp cao, bệnh về gan và HIV,… mà còn có thể giúp những người không mắc bệnh tăng cường sức đề kháng, ngăn chặn tế bào ung thư cũng như thúc đẩy tuần hoàn máu não. Vậy nên, cây dược liệu này vừa có thể sử dụng cho bệnh nhân vừa dùng cho cả những người bình thường muốn phòng bệnh.

10.3. Thể trạng của những ai không nên dùng cây xạ đen làm thuốc điều trị bệnh?

  • Không nên dùng cây thuốc nam xạ đen này cho phụ nữ đang có thai, đang trong thời kỳ cho con bú hay trẻ em chưa đủ 5 tuổi.
  • Những người có tiền sử huyết áp thấp dùng xạ đen có thể làm gây ra biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim hay đột quỵ,… nên hãy cân nhắc thật kỹ.
  • Cây xạ đen dễ khiến cho tình trạng lọc máu ở người đang bị suy thận trở nên suy yếu hơn, vô tình gây nên những biến chứng không mong muốn
  • Những người đang có triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hoặc nóng sốt đang biến chứng, khi sử dụng xạ đen dễ dẫn đến mất nước, sốt cao hơn,…

10.4. Liệu rằng uống nước xạ đen hàng ngày có tốt không?

Chúng ta hoàn toàn có thể dùng nước thuốc từ cây thảo dược này mỗi ngày với liều lượng hơp lý. Cách dùng cây xạ đen tiện nhất là pha trà hoặc sử dụng thay thế nước lọc. Tuy nhiên, hãy nhớ cần uống hết nước thuốc trong ngày và không dùng khi đã để qua đêm bạn nhé.  

10.5. Khi dùng thuốc từ cây xạ đen, cần đặc biệt quan tâm điều gì?

  • Đặc biệt kiêng cữ các loại đồ uống có cồn, các chất kích thích và một vài loại thực phẩm muối chua hoặc các loại rau củ quả như rau muống, đậu xanh,…
  • Khi dùng thuốc tây kết hợp với cây thuốc nam xạ đen, thời gian giãn cách giữa các cữ thuốc phải hơn nửa giờ, không nên dùng cả hai cùng một thời điểm.
  • Mỗi cơ địa lại đáp ứng thuốc khác nhau nên cần kiên trì, lượng dùng nên tăng từ ít đến nhiều để cơ thể có thời gian thích nghi, hạn chế được tác dụng phụ.
  • Cần sơ chế cây xạ đen kỹ lưỡng để tránh chất độc hay bụi bẩn còn bám lại.
  • Nên sắc thuốc trong ấm đất và tránh dùng nồi kim loại.
  • Và lưu ý, xạ đen chỉ là thuốc bổ trợ, không phải thuốc thay thế vì vậy bạn không nên quá lạm dụng mà cần theo phác đồ điều trị của các bác sĩ có chuyên môn về bệnh lý bạn đang mắc phải.
  • Thời điểm sau khi ăn sáng, bạn dùng xạ đen sẽ có phát huy tác dụng tốt nhất.
  • Tuyệt đối không dùng nước thuốc đã để qua đêm

10.6. Lý giải hoa cây xạ đen có uống được không?

Không nên tự ý dùng hoa cũng như quả xạ đen để điều trị bệnh vì hiện tại vẫn chưa có nguồn thông tin chính thống chứng minh được công dụng của hoa xạ đen với sức khỏe con người. Người ta chỉ tập trung nghiên cứu và khai thác tiềm năng từ lá và thân xạ đen. 

Vậy nên, để tránh ảnh hưởng đến cơ thể, bạn chỉ nên dùng bộ phận cây thảo dược đã được chứng minh sự an toàn và công dụng trị bệnh. 

10.7. Nên dùng dạng nào của cây xạ đen thì tốt?

Tùy vào cơ địa, mức độ bệnh cũng như nhu cầu tài chính mà có thể lựa chọn nhiều dạng khác nhau như viên uống, trà túi lọc, cây thảo dược sắc thuốc,…

Nếu bạn có thể quen dùng nước sắc, muốn linh hoạt phối hợp các vị thuốc theo toa của thầy thuốc thì có thể ưu tiên chọn cây thảo dược để sử dụng. Dù dùng loại nào thì bạn cũng nên cẩn trọng khi mua vì có nhiều nơi trên thị trường bán hàng giả, kém chất lượng, chẳng những không đem đến tác dụng tích cực mà còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

10.8. Có nên sao vàng hạ thổ cây xạ đen trước khi dùng?

Xạ đen trước khi dùng nên được sao vàng hạ thổ. Điều này sẽ giúp thay đổi một số tính năng của dược liệu, từ đó tính kích thích trong thảo dược được giảm bớt, tinh chất thêm cô đọng. Việc sao vàng hạ thổ cũng giúp âm dương được cân bằng, thuốc dễ uống qua đó điều trị bệnh tốt hơn.

11. Hiện tại, giá cây xạ đen trên thị trường nằm ở mức bao nhiêu?

So với các bộ phận khác, thì lá cây xạ đen lại được ưu tiên sử dụng nhiều hơn cả vì thời gian đun sắc nhanh lại phát huy dược tính hiệu quả. Dược liệu Phương Thảo hiện tại có cung cấp đến người tiêu dùng lá cây xạ đen Hòa Bình nổi danh về chất lượng với giá thành: 140.000đ/kg

12. Không biết cây xạ đen ở đâu bán đảm bảo về chất lượng?

Lựa chọn nơi mua uy tín cũng là sự quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng. Tại Dược liệu Phương Thảo, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm. Chúng tôi luôn cam kết nhập thảo dược chính hãng, bảo quản và đóng gói cẩn thận để trao đến tay bạn những giá trị nguyên vẹn nhất từ các vị thuốc quý của tự nhiên. 

Thông tin về chúng tôi: Dược liệu Phương Thảo thuộc công ty TNHH DƯỢC LIỆU PHƯƠNG THẢO

Có lẽ những chia sẻ về tính chất, công dụng của cây xạ đen đã giúp bạn hiểu hơn vì sao người Mường lại ví vị thuốc xạ đen như “tiên dược”. Hãy kết hợp và sử dụng loại “tiên dược” này đúng cách để giảm bớt nỗi lo về bệnh tật bạn nhé!

Dược liệu Phương Thảo chúc bạn luôn vui khỏe và bình an!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.