Diệp Hạ Châu là cây gì đang được nhiều bệnh nhân quan tâm và tìm hiểu về thông tin rất nhiều. Đây là loại thảo dược được lưu truyền từ lâu đời vì tính phổ biến và có công dụng hỗ trợ trị bệnh rất hiệu quả. Theo Đông y thì Diệp Hạ Châu có khả năng tiêu độc, thanh can lợi mật, thông huyết, lợi tiểu. Vậy thực hư có đúng như những gì được dân gian truyền lại hay không, hãy cùng Dược Liệu Phương Thảo tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết sau đây!
Diệp Hạ Châu là cây gì?
Diệp Hạ Châu hay còn được biết đến với tên gọi dân gian là cây Chó Đẻ Răng Cưa, Trân Châu Thảo, Diệp Hòe Thái, Cỏ Trân Châu, Lão Nha Châu,.. Sở dĩ cây được gọi với cái tên “mỹ miều” Diệp Hạ Châu vì chúng xuất phát đặc điểm chỉ có ở loại cây này chính là hạt châu dưới lá. Bên cạnh đó, thảo dược còn có tên khoa học là Herba Phyllanthi Urinariae L. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Để bổ sung cho câu hỏi Diệp Hạ Châu là cây gì? Thì Dược Liệu Phương Thảo mô tả tiếp theo như sau: Đây là loại cây thân thảo sống lâu năm, cao khoảng 30cm hoặc có khi lên đến 60-70cm. Lá mọc so le và có hình bầu dục, mặt trên màu xanh lục, còn mặt dưới hơi xám và có cuốn ngắn. Hoa mọc ở kẽ lá, thường nở vào giữa tháng 4 đến tháng 6. Quả có hình cầu và hơi dẹt, cây thường ra quả vào tháng 7 và tháng 11.
Phân loại cây Chó Đẻ Răng Cưa
Hiện nay, trong tự nhiên có hơn 40 loại cây Chó Đẻ Răng Cưa, vì vậy câu hỏi Diệp Hạ Châu là cây gì luôn được cộng đồng quan tâm. Tại Việt Nam, người ta mới phát hiện được 3 loại bao gồm cây Diệp Hạ Châu đắng, ngọt và loại có thân màu xanh đậm. Trong đó, loại thứ 3 không được dùng để làm thuốc nhưng lại dễ bị nhầm lẫn với hai loại trên. Nên người dùng cần biết cách phân biệt Diệp Hạ Châu là cây gì để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng dược liệu.
- Diệp Hạ Châu đắng (Phyllanthus niruri): Thân cây có màu xanh tươi, cành ngắn, ít phân nhánh, phiến lá xanh nhạt, mỏng. Khi nhai lá hoặc thân thấy có vị đắng. Đây cũng là loại có dược tính mạnh nhất được sử dụng nhiều nhất làm thuốc.
- Diệp Hạ Châu ngọt (Phyllanthus urinaria): Thân cây có màu đỏ, sát gốc cành màu đỏ đậm hơn, phân nhánh khá nhiều. Phiến lá có màu xanh đậm, dài và dày. Khi nhai lá hoặc thân cây lại có vị ngọt thanh, nhẹ. Loại cây này được trồng khá đại trà, dược tính không mạnh bằng loại cây đắng.
- Diệp Hạ Châu thân xanh đậm (Phyllanthus sp): Thân cây có màu xanh như loại đắng nhưng đậm hơn rất nhiều. Lá của giống cây này rời rạc, phiến lá hẹp và nhọn. Trân châu thảo thân xanh đậm không được dùng làm thuốc.
Thành phần hóa học
Sau khi đã nắm sơ bộ về “Diệp Hạ Châu là cây gì” thì các bạn hãy tham khảo qua thành phần hóa học của cây để hiểu rõ hơn vì sao thảo dược lại dùng để trị bệnh hiệu quả. Các nhà khoa học đã phân tích rằng mỗi bộ phận của thảo dược sẽ có các thành phần khác nhau.
Ví dụ như lá sẽ chứa lượng lớn hoạt chất đắng như phyllathin và hypophyllanthin. Còn trong thân cây có các chất như Nirtetralin, Niranthin, Flavonoid, Phylteralin.
Ngoài ra, còn chứa các hoạt chất Alcaloid kiểu securinin như niruroidin và isobubialin, Lignan, Acid hữu cơ như geraniinic, acid ascorbic, repandusinic A và acid amariinic.
Công dụng trị bệnh của Diệp Hạ Châu
Như bài viết đã giải thích “Diệp Hạ Châu là cây gì?” Bạn vẫn còn tò mò về công dụng của loại thảo mộc này thì tiếp theo sau đây Dược Liệu Phương Thảo sẽ tiếp tục chia sẻ thông tin cho bạn. Những thành phần hóa học đã liệt kê bên trên sẽ giúp bạn điều trị các bệnh lý như sau:
Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan
Một công trình nghiên cứu vào năm 1980 của Ấn Độ và Nhật bản đã xác định công dụng điều trị bệnh gan của thảo dược là nhờ các hoạt chất chứa trong loại cây này như triacontanal, phyllanthin và hypophyllathin.
Tại Việt Nam, nghiên cứu của tác giả Lê Võ Định Tường (Học Viện Quân Y – 1990 – 1996) đã thành công với chế phẩm Hepamarin chiết xuất từ thành phần phyllanthus amarus có trong cây Chó Đẻ Răng Cưa. Ngoài ra, nghiên cứu bột Phyllanthi từ loại cây này vào năm 2001 của nhóm tác giả Trần Danh và Nguyễn Thượng Dong cũng chỉ ra rằng hoạt chất này có tác dụng hỗ trợ điều trị gan.
Giải độc, chống viêm, diệt khuẩn
Không chỉ riêng người Việt Nam, người dân Trung Quốc và Ấn độ cũng quan tâm Diệp Hạ Châu là cây gì và họ thường sử dụng cây Chó Đẻ với mục đích điều trị chứng mụn nhọt, rắn cắn, giun. Ngoài ra, nhân dân Java sử dụng loại cây này để chữa bệnh lậu. Và theo kinh nghiệm của người Malaysia, thảo dược có tác dụng chữa viêm âm đạo, giang mai và điều trị chứng viêm đường tiết niệu.
Vào năm 1987 – 2000, công trình nghiên cứu tại Viện Dược liệu ở Việt Nam đã cho thấy, cây diệp hạ châu có tác dụng chống viêm cấp trên chuột thí nghiệm khi dùng liều 10 – 50 g/kg.
Cải thiện hệ thống miễn dịch
Vào năm 1992, các nhà khoa học Nhật Bản đã nghiên cứu và phát hiện hoạt chất Phyllanthus niruri có trong cây Chó Đẻ Răng Cưa có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi rút gây HIV. Vào năm 1996, Viện nghiên cứu Dược học Bristol Myezs Squibb cũng đã nghiên cứu Diệp Hạ Châu là cây gì và cho kết quả tương tự.
Lợi tiểu, điều trị sỏi thận và sỏi mật
Nghiên cứu vào năm 1984 của trường Đại học Dược Santa Catarina – Brazil đã phát hiện hoạt chất alkaloid có trong cây Chó Đẻ Răng Cưa có tác dụng chống co thắt cơ trơn và cơ vân, giúp điều trị sỏi thận và sỏi mật. Với đặc tính lợi tiểu và trị phù thũng, vị thuốc này được Viên Đông y Hà Nội sử dụng trong việc điều trị xơ gan cổ trướng vào năm 1967.
Những bài thuốc tham khảo của cây Chó Đẻ
Diệp Hạ Châu là cây gì và những công dụng thần kỳ đã được chia sẻ trên bài viết. Sau đây chúng tôi sẽ “mách” bạn những bài thuốc trị bệnh như sau:
Bài thuốc dùng để chữa viêm gan
Bài 1: Dùng 30g Diệp Hạ Châu, 12g Nhân Trần, Sài Hồ và 12g Hạ Khô Thảo cùng 8g Chi Tử, sắc nước lên để uống mỗi ngày.
Bài 2: Dùng 40g cây Chó Đẻ Răng Cưa cùng 20g Mã Đề và 12g dược liệu Dành Dành để sắc thành nước thuốc uống ngày hai lần.
Thông huyết, hoạt huyết
Bài 1: Lá Diệp Hạ và Mần Tưới mỗi thứ 1 nắm, có thể dùng thêm bột Đại Hoàng 8g. Tất cả đem giã nhỏ, thêm đồng tiện, vắt lấy nước uống; bã đắp vết thương. Bài thuốc có tác dụng tốt với vết thương ứ máu.
Bài 2: Lá Diệp Hạ Châu 1 nắm, giã nhỏ, thêm ít vôi tôi và đắp lên miệng vết thương khi bị thương hay chảy máu.
Chữa sốt rét
Bài 1: Lá cây Chó Đẻ 8g, Ô Mai 4g, Thường Sơn 12g, Dây Gân 10g, Dây Cóc 4g, Dạ Giao Đằng 10g, Thảo Quả 10g, lá Mãng Cầu tươi và Binh Lang 4g. Sắc thuốc uống trong ngày trước khi lên cơn sốt rét 2 giờ. Tác dụng của bài thuốc để chữa sốt rét.
Bài 2: Diệp Hạ Châu 12g và Cam Thảo đất 12g. Sắc thuốc uống hàng ngày. Thuốc có tác dụng chữa suy tế bào gan gan, sốt rét và nhiễm độc nổi mẩn mụn do nhiệt.
Chữa sỏi mật, sỏi thận
Lấy 24g dược liệu sắc với nước uống hàng ngày. Các trường hợp bị đau bụng nên thêm miếng gừng sống hoặc hậu phác vào sắc cùng. Để hạn chế sỏi tái phát lại, thỉnh thoảng nên dùng nước thuốc Diệp Hạ Châu sắc, liều khoảng 8 đến 10g mỗi ngày.
Những bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn lưu ý trước khi sử dụng phải được tư vấn từ chuyên gia hoặc bác sĩ để tránh dùng sai liều lượng xảy ra rủi ro không nên có.
Các lưu ý khi sử dụng thảo dược
Diệp Hạ Châu là cây gì và có công dụng tuyệt vời ra sao bạn đã nắm rõ trong bài viết trên, tuy nhiên khi sử dụng bạn cũng cần lưu ý những điều sau đây để tránh gây phản tác dụng
- Dược liệu không dùng cho trẻ em và phụ nữ có thai
- Tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng
- Khi sử dụng có thể gây khó chịu cho dạ dày hoặc tiêu chảy. Vì chúng có khả năng giải độc nên sẽ đào thải những chất có hại ra ngoài.
- Dược liệu có thể tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng hay dược liệu khác mà bạn đang sử dụng.
Tóm lại, Diệp Hạ Châu là vị thuốc dân gian mang nhiều công dụng tuyệt vời, vì vậy mọi người thường tìm hiểu Diệp Hạ Châu là cây gì để trang bị cho bản thân kiến thức trước khi sử dụng để trị bệnh. Nếu còn bất kỳ thắc mắc về liều lượng sử dụng bạn hãy liên hệ đến chuyên gia của Dược Liệu Phương Thảo để được tư vấn miễn phí nhé!