Hình ảnh cây cà gai leo như thế nào? Có đặc điểm gì nổi bật về hình thái, nơi phân bố không? Cây cà gai leo có mấy loại và loại nào thường được chuyên dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan? Hãy cùng Dược liệu Phương Thảo đi sâu khám phá những đặc trưng thú vị của vị thuốc quý này để có thêm kinh nghiệm hay khi mua dùng, tránh nhầm lẫn đáng tiếc có thể xảy ra nhé!

1. Hình ảnh cây cà gai leo như thế nào?

1.1 Cà gai leo là gì?

Cây cà gai leo được các nhà khoa học ở nước ta chú ý nghiên cứu từ sớm. Ban đầu, cây thuốc dùng để hỗ trợ bệnh về xương khớp, sau đó lại được kết hợp cùng một vài dược liệu khác để chữa viêm, kháng khuẩn.

Từ những năm 1990, cà gai leo được đào sâu tìm hiểu về tác dụng đối với gan, nhiều công trình đã cho thấy thảo dược đích thị là vị thuốc tốt dành cho lá gan. Đơn độc thảo dược này đã có thể ức chế được nồng độ virus ở người mắc viêm gan, bảo vệ gan rất mạnh mẽ, thêm lợi mật, hạn chế gan xơ hóa,… (PGS.TS Nguyễn Thượng Dong chia sẻ trong chương trình Thuốc nam cho người Việt).

Chương trình Thuốc nam cho người Việt

Nhiều công dụng đa năng như thế, vậy nguồn gốc tên gọi, đặc điểm hình dáng cà gai leo như thế nào?

Trong sách của tác giả Đỗ Huy Bích (2006) (Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập 1, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội), cà gai leo còn có nhiều tên gọi khác như cà quýnh, cà dây gai, cà vạnh, cà lù, gai cường. Theo tiếng Tày thì lại có tên chẻ nam, Ba Na lại gọi b’rongoon. Các nhà khoa học thì đặt danh pháp cho vị thuốc này là Solanum procumbens Lour, một loài thực vật thuộc họ cà.

Tác giả cũng nhắc đến đặc điểm phân bố của thảo dược này. Theo đó, cà gai leo sống lâu năm, ưa thích ẩm và sáng nhưng cũng có thể chịu được chỗ bóng râm. Ở những quốc gia châu Á có khí hậu nhiệt đới như Thái Lan, Hải Nam (Trung Quốc), Cam-pu-chia, Việt Nam rất thích hợp để loài cây này sinh trưởng.

Quả thật, cà gai leo ở nước ta mọc thành bụi, phân bố khá rộng rãi khắp các tỉnh từ Bắc chí Nam, nhưng cây chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng và trung du, hiếm thấy nơi núi cao. Khi thu hái, người dân ưu tiên lựa chọn đào rễ, cành cùng lá của dược liệu để phơi khô dùng dần làm thuốc vì các bộ phận này được biết là nơi chứa đựng nhiều dược chất nhất.

1.2 Hình ảnh cây cà gai leo ở các vùng miền

Với công dụng như một thần dược hàng đầu bảo vệ gan và tăng cường chức năng gan, dưới đây sẽ là những hình ảnh cây cà ai leo để giúp các bạn nhận biết đúng loại dược liệu này và không bị mua nhầm nhé.

Hình ảnh cây cà gai leo giống được trồng trị bệnh.

Cà gai leo này được người dân lựa giống và trồng, chăm sóc rất tốt để mang lại chất lượng và hiệu quả cao. Ngoài ra với việc trồng cà gai leo sẽ dễ dàng thu hoạch số lượng lớn hơn việc phải đi lên rừng hoặc rẫy.

Hình ảnh cà gai leo giống
Hình ảnh cà gai leo giống

Hình ảnh cây cà gai leo ở miền Bắc

Cà gai leo ở miền Bắc có thân màu xanh mềm và non hơn so với ở miền Trung.

Hình ảnh cà gai leo miền Bắc
Hình ảnh cà gai leo miền Bắc

Hình ảnh cà gai leo ở miền Trung

Cà gai leo ở miền Trung có thân màu nâu, cằn cỗi và cứng hơn so với miền Bắc, đặc biệt phân bố nhiều ở các tỉnh miền Trung như: Thanh Hóa, Quảng Trị, Nghệ An, Thái Bình, Hà Nam…

Hình ảnh cây cà gai leo miền Trung
Hình ảnh cây cà gai leo miền Trung

Hình ảnh hoa và quả cà gai leo

Hoa có màu tím, mọc thành xim từ 2-5 hoa ở kẽ lá, đôi khi có 7-9 hoa, đài hoa có lông, xẻ thành 4 thuỳ hình trái xoan nhọn, nhuỵ màu vàng, chỉ nhuỵ phình ở phần gốc. Ra hoa từ tháng 4- tháng 6.

Quả dạng quả mọng, hình cầu nhẵn, có cuống dài, màu vàng, khi chín chuyển thành màu đỏ, có đường kính từ 5-7mn, hạt có hình thận màu vàng khi chính. ra quả từ tháng 7- tháng 9.

Hoa và quả cà gai leo
Hoa và quả cà gai leo

Hình ảnh cây cà gai leo khô

Bên cạnh các tên quen dùng cùng điều kiện sinh trưởng thì nhiều người khi muốn sử dụng vị thuốc này cũng quan tâm về hình dáng cây khi khô như thế nào.

Cây cà gai leo khô
Cây cà gai leo khô

1.2 Miêu tả hình ảnh cây cà gai leo

Trong sách “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập 1” cà gai leo được miêu tả:

  • Cây thuộc loài thân leo, thường dài tầm 1m, thậm chí có cây bò dài đến 6m hơn tùy vào điều kiện sinh trưởng. Những cây có thân dài thường do nơi sống khắc nghiệt, phải bò trường xa để tìm chất dinh dưỡng. Một số còn có hiện tượng phần gốc ở thân hóa gỗ, nhẵn nhụi và phân nhiều cành.
  • Các cành phủ lông mịn, thường tỏa rộng xung quanh, trên cành lại có nhiều gai nhọn, cong màu vàng.
  • Lá cây có dáng thuôn hoặc bầu dục, mọc so le với nhau, mặt trên của lá chứa nhiều gai cứng, trong khi mặt dưới lại bao bọc bởi lớp lông trắng mềm.
  • Hoa có kích thước khá nhỏ, từ nách lá đâm ra, màu hoa tím hoặc trắng, kết thành xim có khoảng 2 – 5 hoa.
  • Quả nhỏ, mọng, dáng hình cầu, cuống khá dài, màu sắc quả thay đổi từ xanh rồi đến vàng sang đỏ khi chín.
  • Hạt màu vàng giống hình thận. 

Vậy khi đã chọn mua được vị thuốc tốt rồi thì việc uống cây cà gai leo như thế nào?

Chương trình Thuốc nam cho người Việt cũng đề cập có thể pha trà uống hoặc sắc thuốc để dùng theo liều lượng nhất định, vị hơi đắng nhưng lại thơm đặc trưng, rất hấp dẫn, dễ uống, được ưa chuộng sử dụng.

2. Cây cà gai leo có mấy loại?

Có thể dựa vào một số yếu tố sau đây để phân loại:

2.1 Dựa vào màu sắc hoa theo đặc điểm sinh trưởng tự nhiên:

  • Cà gai leo có hoa màu trắng: Thân nhỏ, được sử dụng phổ biến trong điều trị các vấn đề về sức khỏe.
  • Cà gai leo có hoa màu tím: Thân lớn hơn nên còn được đặt tên cà gai lớn, ít được dùng làm thuốc vì dược tính khá yếu, chủ yếu được uốn nắn làm hàng rào trước nhà. 

2.2 Dựa vào khu vực phân bố thì cây cà gai leo có mấy loại sau:

  • Cà gai leo sinh trưởng miền Trung: Thân màu nâu, khá cứng cáp, cằn cỗi.
  • Cà gai leo sinh trưởng miền Bắc và Nam: Thân xanh nhìn tươi tốt và dáng không khô cứng, gầy ốm như ở miền Trung. Nếu lấy giống từ khu vực này về trồng thì cây cũng dễ chăm sóc và phát triển hơn.

Ngoài cà gai leo có mấy loại được phân chia dựa theo các tiêu chí cụ thể trên thì bạn cũng cần cẩn trọng phân biệt một số loại cà như cà tàu, cà gai, cà dại và cà độc dược có họ hàng gần, nhưng giá trị sức khỏe lại hoàn toàn khác biệt. 

2 Loại cây cà gai leo
2 Loại cây cà gai leo

Khi cung cấp đến người mua, nhiều gian thương muốn trục lợi, lời nhiều nên trộn lẫn vào hàng thật. Người tiêu dùng không có kinh nghiệm, dễ bị lừa gạt mua phải thảo dược giả, kém chất lượng vừa không thể chữa bệnh mà có khi còn ngộ độc, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 

Thế nên, có thể dựa vào đặc điểm hình ảnh cây cà gai leo để biết các loại cà trên khác nhau như thế nào:

  • Cà gai: Thân cây dạng gỗ, mọc quanh là nhiều gai dài, nhọn nhưng hai mặt lá lại không phủ lông mịn hay bọc nhiều gai như cà gai leo mà hoàn toàn nhẵn mịn. Loại cây này được nhiều nhà nghiên cứu khuyến cáo không nên ăn hoặc uống loại cà này vì độc tính của chúng khá cao, có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng. 
  • Cà tàu: Chỉ cần dựa vào quả là có thể dễ dàng nhận biết cây cà tàu. Quả khi còn non màu xanh đậm chi thành nhiều khoang, lúc chín sẽ dần chuyển từ sắc vàng sang cam. Dù cà tàu không chứa độc tính nhưng cũng không đem đến giá trị sức khỏe nào đáng chú ý.
  • Cà dại: Cũng có hoa màu trắng mọc chùm như cà gai leo nhưng cũng không khó phân biệt bởi cánh hoa chia thành 5 cánh rất đều, ngoài ra, phiến lá cũng to và lông phủ khá ít. Độc tố được đánh giá là tương đối cao, không thích hợp để sử dụng. 
  • Cà độc dược: Hoa to mọc riêng lẻ, cuống hoa ngắn, quả đặc trưng bởi rất nhiều gai, có độc không được dùng trong chữa bệnh.

Xem thêm: Uống thuốc cây cà gai leo nên kiêng gì?

Hi vọng những chia sẻ trên sẽ phần nào trả lời được câu hỏi hình ảnh cây cà gai leo, đặc điểm, cũng như mối quan tâm cây này có mấy loại, làm sao để không bị nhầm lẫn với nhiều loại cà khác.

Để mua đúng cà gai leo chất lượng và sử dụng thuốc hiệu quả hơn, hãy trao đổi thêm thông tin cùng chúng tôi: Dược liệu Phương Thảo thuộc công ty TNHH DƯỢC LIỆU PHƯƠNG THẢO

Địa chỉ: Số 354/89 Phan Văn Trị, Phường 11, Quận Bình Thạnh, Thành phố HCM.

Hotline: 0908 977 961 (Ms. Phương Thảo)

• Website: duoclieuphuongthao.com

• Email: lienhe.duoclieuphuongthao@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *