Tác dụng phụ của nấm lim xanh là gì? Có uống nấm lim xanh có tác dụng phụ không tốt nào cần lưu ý? khi uống cần kiêng gì mới giúp quá trình điều trị bệnh đạt kết quả cao? Dược liệu Phương Thảo hiểu bạn rất quan tâm những vấn đề liên quan đến dược liệu ngàn năm quý giá này. Để khai thác hết được giá trị từ cây thuốc nổi danh nhiều dược chất này, hãy cùng chúng tôi khám phá thêm các thông tin hữu ích tại đây?

1. Tác dụng phụ của nấm lim xanh

1.1 Sơ lược về nấm lim xanh

Nấm lim xanh từ lâu đã được xác định danh tính rất rõ ràng cả trong sách cổ lẫn các công trình nghiên cứu hiện đại. Các nhà nghiên cứu chuyên môn cho hay, đây là loài thực vật thuộc họ Nấm lim, có pháp danh Garnodema Lucidum (Nguyễn Minh Khôi – Viện trưởng TSKH) (Bài viết Nấm lim xanh có tác dụng gì?). 

Tác dụng phụ của nấm lim xanh là gì?
Tác dụng phụ của nấm lim xanh là gì?

Nói về độc tính của nấm lim xanh, từ sách Những vị thuốc và cây thuốc Việt Nam của tác giả Đỗ Tất Lợi (2006) đã khẳng định, thảo dược không độc. Hoạt chất sinh học từ nấm cũng rất đa năng khi có tác dụng hỗ trợ cho hàng loạt bệnh lý như ung thư, huyết áp, gan, tiểu đường, viêm nhiễm, lão hóa… (Đỗ Thị Hiền và cộng sự, 2022) (Đỗ Thị Hiền, Hoàng Văn Hưng, Đỗ Bích Duệ, Nguyễn Mạnh Tuấn, Đặc điểm hình thái, nuôi cấy và hàm lượng dinh dưỡng của nấm lim xanh (Ganoderma Lucidum lim xanh) thu thập tại tỉnh Lạng Sơn, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên)

Nấm lim xanh có tính ứng dụng cao và lành tính nên được rất nhiều chuyên gia, bác sĩ và thầy thuốc khuyên dùng.

Nhưng liệu rằng tác dụng phụ của nấm lim xanh có thường gặp? Thực tế, bất cứ vị thuốc nào cũng khó tránh khỏi việc xuất hiện vài triệu chứng không mong muốn do cơ địa, thể trạng ở từng người.

1.2 Những tác dụng phụ thường gặp của nấm lim xanh

Đối với người lần đầu sử dụng

Lúc này cơ địa người sử dụng chưa kịp thích nghi hoặc người tương đối nhạy cảm có thể gặp triệu chứng như: buồn nôn, đau chướng bụng, bụng cồn cào, tiêu chảy, tiểu tiện nhiều lần, nổi mẩn ngứa, chóng mặt… Xuất phát từ tác dụng giải độc gan mạnh của nấm, cơ thể chưa kịp thích nghi nên dễ sinh ra phản ứng đào thải liên tục. Hiện tượng này được cho là bình thường, không nguy hiểm, có thể xảy ra với mức độ không nhiều và cơ thể sẽ trở lại bình thường sau khi thích ứng với sự có mặt của các dược chất từ nấm. 

Nếu lần đầu sử dụng, bạn thấy cơ thể chưa quen dược chất từ thuốc, dược sĩ tại Dược liệu Phương Thảo gợi ý cho bạn có thể giảm liều lượng nấm cần dùng. Ở tuần đầu, chỉ nên dùng từ 5 – 10g mỗi ngày, vừa sử dụng và quan sát phản ứng của cơ thể, sau đó mới từ từ tăng liều ở mức phù hợp hơn. 

Gặp tác dụng phụ của nấm lim xanh do không sơ chế đúng cách:

Cây nấm lim xanh chứa nhiều các hoạt chất có lợi cho cơ thể con người, thế nhưng chúng bắt nguồn từ tên gọi, chúng chỉ mọc trên thân cây gỗ lim trong những khu rừng nhiều năm tuổi. Thế nên phần gốc mọc ra từ cây lim lại chứa chất độc, do bên trong gỗ lim tồn tại chất độc đó.

Nếu khi thu hoạch về mà không sơ chế loại bỏ phần chân nấm, tạp chất và vi khuẩn trong nước muối pha loãng mà đem đi sử dụng ngay. bệnh nhân sẽ gặp những tác dụng phụ của nấm lim xanh khi sử dụng.

Biểu hiện thường gặp là mệt mỏi, có cảm giác đau họng, buồn nôn, chóng mặt và khiến bệnh tình trở nên nặng hơn.

Uống nấm lim xanh có tác dụng phụ không nếu sử dụng quá liều lượng?

Mặc dù thảo dược này rất tốt cho sức khoẻ người sử dụng, thế nhưng cũng giống như các loại khác, nếu lạm dụng quá mức sẽ xảy ra những công dụng ngoài mong muốn.

Một vài trường hợp, dùng nấm sai cách, nước thuốc quá đậm đặc, khi uống sẽ có thể dẫn đến kích ứng xuất hiện các vết mẩn ngứa, khó ngủ, mệt mỏi, đau bụng, tiêu chảy…

Đặc biệt tác dụng phụ của nấm lim xanh sẽ dễ dàng xảy ra đối với người có gan bị xơ hóa hay đang mắc ung thư, việc dùng thuốc không đúng cách hay vượt quá liều lượng sẽ dễ dẫn đến dị ứng. Do gan lúc này bị suy giảm chức năng thanh lọc và đào thải độc tố, dược chất từ nấm lim xanh khi gặp chất độc còn tồn đọng trong gan sẽ làm xuất hiện phản ứng không tốt đối với cơ thể.

Những ai nên uống thuốc nấm lim xanh
Những ai nên uống thuốc nấm lim xanh

Vì bản chất nấm lim xanh là thảo dược không độc, nên việc uống thảo dược có tác dụng phụ không phải lúc nào cũng xảy ra, và không phải bất kỳ ai cũng đều gặp phải. 

Lưu ý, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc về các quyết định liên quan đến việc dùng thuốc của bạn để được sự tư vấn phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe hiện tại.

2. Uống nấm lim xanh kiêng gì?

Ngoài việc quan tâm tác dụng phụ của nấm lim xanh thì một số vấn đề cũng quan trọng không kém như uống nấm lim xanh kiêng gì mới tốt, vị thuốc không phù hợp với ai,…

Uống Nấm lim xanh kiêng điều gì?
Uống Nấm lim xanh kiêng điều gì?

Để có sự chuẩn bị tốt nhất khi dùng nấm lim xanh, hãy chú ý những điều được dược liệu Phương Thảo chia sẻ dưới đây nhé:

  • Không dùng nấm lim xanh cho phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú, trẻ em dưới 24 tháng tuổi vì đây là những đối tượng có cơ địa nhạy cảm, khó có thể thích ứng với dược chất có trong thuốc.
  • Những người có bệnh thiếu máu, mắc các bệnh dễ bị chảy máu không dùng thuốc này vì các Alkaloid có trong nấm ngoài khả năng giảm đau thì còn thêm công dụng hoạt huyết rất tốt, chính điều này sẽ làm tình trạng xuất huyết ở người bệnh diễn ra trầm trọng hơn (BS CKII. Trần Quang Đạt).
  • Để không gặp tác dụng phụ của nấm lim xanh, người suy thận sẽ không thích hợp dùng do hoạt chất trong nấm có tác dụng lợi tiểu sẽ kích thích thận hoạt động liên tục dẫn đến quá tải. Ngoài ra, người có tiền sử huyết áp thấp cũng cần tránh vị thuốc này bởi nấm có chứa hàm lượng Kali, Magie cùng Triterpenes sẽ làm huyết áp hạ nhanh. (Bài viết 5 dược chất ưu việt trong nấm lim xanh)
  • Người dị ứng với các thành phần của nấm không được khuyến khích dùng thảo dược này.
  • Trong vấn đề uống nấm lim xanh kiêng gì cũng cần nhớ thêm, không cho đường hay long nhãn khi cần giảm độ đắng từ nấm, trường hợp bạn thật sự không thể uống quá đắng, hãy cho vài lát cam thảo để trung hòa vị.
  • Kiêng thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều gia vị, dầu mỡ, cay nóng cùng thức uống có cồn như bia rượu, các chất kích thích.
  • Tác dụng phụ của nấm lim xanh sẽ dễ xảy ra nếu uống nước thuốc đã để qua đêm vì hầu như dược chất đều đã bị biến đổi, hãy uống hết liều lượng được quy định trong ngày nhằm tránh lãng phí và phát huy được hiệu quả của thảo dược.
  • Tránh dùng thuốc khi cơ thể đang đói vì dễ kích thích niêm mạc dạ dày gây ảnh hưởng không tốt, thời gian tốt nhất để dùng thuốc là sau bữa ăn tầm 30 phút.
  • Không tự ý tăng giảm lượng thuốc đã được kê toa hoặc kết hợp nấm cùng các vị thuốc mà chưa tham khảo qua ý kiến của người có chuyên môn.  
  • Người mắc bệnh về gan không nên dùng rượu ngâm nấm lim xanh, nếu không sẽ dễ dàng gặp tác dụng phụ của nấm lim xanh, vì độc tố trong rượu chỉ làm gan thêm gánh nặng và hạn chế tác dụng của thuốc. Thay vào đó, hãy nấu thuốc hoặc pha trà từ vị thuốc này để hiệu quả đem lại cao hơn. 
  • Không dùng thuốc Tây và nấm cùng lúc mà nên cách nhau ít nhất 30 phút.
  • Quan trọng, nấm lim xanh không phải thuốc đặc trị nên không dùng riêng biệt đối với những người có bệnh lý nền mà phải được thăm khám, tư vấn bởi bác sĩ có chuyên môn.

Chúng tôi hi vọng bài viết giúp bạn phần nào có thêm kinh nghiệm khi sử dụng nấm lim xanh để hạn chế được những tác dụng không mong muốn và phát huy tốt nhất giá trị dược chất mà vị thuốc mang đến.

Xem thêm: Giá bán Nấm Lim Xanh Quảng Nam

Trao đổi với chúng tôi nhiều hơn để có cách dùng thuốc hiệu quả: Chúng tôi là Dược liệu Phương Thảo thuộc công ty TNHH DƯỢC LIỆU PHƯƠNG THẢO

• Địa chỉ: Số 354/89 Phan Văn Trị, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TP.HCM.

• Hotline: 0908 977 961 (Ms. Phương Thảo)

Website: duoclieuphuongthao.com

• Email: lienhe.duoclieuphuongthao@gmail.com

Để không gặp những tác dụng phụ của nấm lim xanh và nếu còn bất kì thắc mắc nào khác trong quá trình sử dụng thuốc thì đừng ngần ngại mà gọi vào Hotline cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí và trực tiếp nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *