Loài thảo dược mang tên Chè Dây này chắc hẳn cũng không là gì xa lạ với người dân gian, lá chè này được người dân sử dụng để phục vụ nâng cao sức khỏe của mình thường xuyên. Vậy hãy cùng Dược Liệu Phương Thảo tìm hiểu về loại cây này ngay nhé!
Chè Dây Tìm hiểu chi tiết Chè Dây là gì?Chè Dây còn có những tên gọi khác như là Trà Dây, Chè Hoàng Giang, Song Nho, Thau Rả, Bạch Liễm… Trong giới khoa học, người ta hay gọi nó với cái danh Ampelopsis Cantoniensis (Hook. Et Arn.) Planch. Thuộc họ nhà Nho (Vitaceae).
Tổng quan về Chè Dây thảo dược
Là cây dây leo dài từ 2 – 3m, có thể leo cao được khoảng 1m và bám vào thân của cây khác.
Thân và cành cứng cáp, cành hình trụ mảnh, tua của cuốn mọc đối diện với lá, phân ra thành 2 – 3 nhánh cây.
Lá Chè Dây với 2 lần kép dài tầm 7 – 10cm, có hình răng cưa trông gần giống với lá kinh giới, có viền màu tím xung quanh. Lá nhẵn, mặt lá bên dưới có màu xanh nhạt, mặt trên cũng xanh mà đậm hơn. Lá non thì sẽ thiên về đỏ, lúc lá già đi thì chuyển sang xanh thẫm.
Hoa của cây này gần giống với nụ của hoa Tam Thất, tạo thành từng chùm và có màu trắng. Mùa hoa sẽ vào tháng 6, tháng 7 mỗi năm.
Quả của cây màu đỏ, mang kích thước khá nhỏ, mùa quả thường sẽ rơi vào tháng 9 mỗi năm.
Loài cây dược này được phân bố nhiều ở các nước nhiệt đới ẩm Ấn Độ, Lào, Trung Quốc… Còn ở nước ta, cây sẽ phát triển nhiều ở khu vực đồi núi các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Nghệ An, Hòa Bình, Kon Tum, Lâm Đồng, Đồng Nai…
Thu hoạch và sơ chế Chè Dây
Đây là một giống cây thảo dược mọc hoang, để thu hoạch thì nên thu hoạch lúc cây chưa ra hoa kết trái. Người dân thường sẽ hái phần thân và phần lá nhiều hơn. Khi đem đi sao lên hoặc phơi khô thảo dược, sẽ xuất hiện một mùi hương rất thơm, còn khi nấu lên vị của nước sẽ thơm nhẹ nên rất dễ dùng (sử dụng như trà mỗi ngày rất tốt cho cơ thể).
Sau khi phần thảo dược đã khô (hoặc sao vàng hạ thổ) sẽ hiện ra những đốm t
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.