Dùng tam thất bắc có tác dụng phụ không tốt nào xảy ra không? Uống thảo dược thì có bị nóng? Hoặc khi dùng tam thất bắc kiêng gì để thuốc khi vào cơ thể được đáp ứng tốt? Đây đều là những thắc mắc đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ người tiêu dùng. Dược liệu Phương Thảo xin giải đáp cùng bạn những thông tin bổ ích từ vị thuốc quý lâu đời này để bạn thêm an tâm và tin tưởng lựa chọn tam thất bắc điều trị bệnh.

1. Liệu dùng tam thất bắc có tác dụng phụ không?

1.1 Giới thiệu củ tam thất bắc

Tam thất bắc được ghi trong sách của tác giả Đỗ Tất Lợi (2006) (Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập 2, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội) là vị thuốc bổ không hề thua kém nhân sâm, ở những vùng có nhiều tam thất, người ta có thể lựa chọn sử dụng tam thất bắc thay thế cho nhân sâm thượng hạng.

Vị thuốc kim bất hoán – có vàng không đổi này cũng được TS. Nguyễn Lương (chuyên gia dược liệu tại Trung Quốc) (Bài viết Giải mã sự thật về loại củ ‘quý hơn vàng’ Tam thất Bắc) khẳng định thuộc dòng sâm quý đứng đầu bảng dược liệu gồm sâm, nhung, quế, phụ. 

Dù tốt và quý như thế, nhưng người tiêu dùng vẫn còn nhiều băn khoăn xoay quanh vị thuốc nam này. Một trong những câu hỏi thu hút rất nhiều sự chú ý hiện nay chính là dùng tam thất bắc có tác dụng phụ không? 

Dùng tam thất bắc có tác dụng phụ không?
Dùng tam thất bắc có tác dụng phụ không?

1.2 Tác dụng phụ của tam thất bắc

Trong một số trường hợp, người dùng tam thất bắc sẽ có triệu chứng tiêu ngoài phân lỏng, tiểu nhiều hay nổi mụn… Thực tế, đây không phải tác dụng phụ của tam thất mà đến từ cơ chế đào thải độc tố của thảo dược. với khả năng chống oxy hóa cao cùng tác dụng thải độc gan, lợi tiểu tiện khi vào cơ thể sẽ tiến hành quá trình loại bỏ độc tố qua da hoặc đường tiêu hóa, bài tiết. 

Hiện tượng này không đáng lo ngại, thường xảy ra ở những người sử dụng tam thất bắc lần đầu hoặc cơ địa quá nhạy cảm và sẽ tự kết thúc trong vài ngày. Nếu bạn cảm thấy không an tâm về các biểu hiện trên, có thể giảm liều dùng ở một vài lần uống tam thất đầu tiên để cơ thể quen với dược chất trong thuốc.

Ngoài ra, tác dụng phụ của tam thất bắc sẽ có thể xuất hiện khi người bệnh dùng thuốc quá liều, vượt lượng dùng cho phép. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy chóng mặt, đau đầu, tay chân bủn rủn, bụng đau… Việc cần làm là ngưng dùng thảo dược, pha nước đường loãng và uống từ từ để dịu lại các triệu chứng trên, chỉ trong chốc lát cơ thể sẽ dần hồi phục như ban đầu. Nếu tác dụng phụ vẫn còn kéo dài chưa hết, bạn không tự ý làm thêm bất kỳ phương pháp nào khác mà cần tham khảo ý kiến từ chuyên gia.

Tam thất bắc được đánh giá là vị thuốc lành tính và cho đến hiện tại vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào xác định độc tính từ vị thuốc này. Cho nên việc dùng tam thất bắc có tác dụng phụ không sẽ liên quan rất nhiều đến cách bạn dùng thuốc, bạn dùng thuốc đúng liều lượng, đúng thời gian, tuân thủ nghiêm hướng dẫn từ thầy thuốc thì khả năng xảy ra tác dụng phụ từ tam thất là rất thấp. 

2. Khi uống tam thất bắc có nóng không?

PGS.TS Phùng Hòa Bình (Trưởng Bộ môn Dược cổ truyền của ĐH Dược HN) từng chia sẻ trên Chương trình Tư vấn sức khỏe mỗi ngày, tam thất có vị đắng, ngọt, tính hơi ôn, ở những người có cơ địa bình thường, tức không quá nóng cũng không quá lạnh thì không cần lo lắng liệu dùng tam thất bắc có tác dụng phụ không vì khi sử dụng tam thất bắc ở liều lượng hợp lý, khả năng gây nóng cơ thể sẽ rất hiếm xảy ra.

Chương trình Tư vấn sức khỏe mỗi ngày

Tuy nhiên, Phó Giáo sư cũng khuyến cáo “Đối với người cơ địa quá nóng, tác dụng từ tam thất bắc sẽ có thể gây bất lợi, vì khi dùng trong một thời gian dài, một vài phản ứng mẫn cảm có thể xảy ra như ngứa, mụn nhọt…” Cho nên vấn đề dùng tam thất bắc có nóng không sẽ còn phụ thuộc rất nhiều vào thể chất của người sử dụng.

Ngoài ra, không chỉ ở người có cơ địa thể nóng, dùng lâu sẽ dễ sinh tác dụng phụ mà người có cơ địa thể hàn nếu không tuân thủ liều lượng được hướng dẫn cũng có thể dẫn đến tiêu chảy, đau bụng.

Để người thể nhiệt và thể hàn đều có thể dùng tam thất bắc tốt nhất, cần tránh dùng thuốc liên tục mà nên ngắt quãng. Hãy sử dụng thảo dược trong một khoảng thời gian nhất định rồi dừng. Trường hợp cần uống tam thất để trị bệnh, bạn nên ngưng ngay sau khi bệnh đã được trị khỏi.

Đặc biệt, nếu không muốn gặp tác dụng phụ của tam thất bắc, không tự chủ trương tăng liều dùng mà cần phải có sự chỉ dẫn của người có chuyên môn. Ở những cơ địa nhạy cảm, hạ liều dùng xuống từ 5 – 10g trong ngày o với quy định cũng là một biện pháp hay để cơ thể có thể thích ứng với thuốc. Nhưng bạn hãy chắc rằng đã được sự đồng ý của bác sĩ về quyết định này nhé. 

Uống thuốc tam thất bắc có nóng không?
Uống thuốc tam thất bắc có nóng không?

Lưu ý, để nhận biết cơ thể của bạn thuộc thể trạng nóng hay lạnh, ngoài cách bắt mạch, chẩn đoán từ đông y, bạn cũng có thể để ý những biểu hiện sau:

  • Người thể nhiệt hay xuất hiện mụn nhọt trên da, thường bị táo bón, bàn tay luôn ấm, thích dùng thức uống mát lạnh ngay cả thời tiết lạnh,… 
  • Người thể hàn lại rất hay đi tiêu phân lỏng, bụng lạnh, hay đau âm ỉ, khi dùng những thực phẩm hàn như thịt trâu, hải sản,… thì hay đi ngoài.

3. Dùng tam thất bắc kiêng gì?

Để hạn chế việc dùng tam thất bắc có tác dụng phụ không hay xảy ra cần có rất nhiều lưu ý mà bạn cần để tâm. Hãy cùng dược liệu Phương Thảo lưu lại các lời khuyên hữu ích về việc khi dùng tam thất bắc cần kiêng gì, tránh gì nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả trong suốt quá trình dùng thảo dược.

  • Phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ tránh dùng tam thất vì có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bào thai.
  • Trẻ nhỏ chưa đủ 12 tuổi không được khuyên dùng vị thuốc này vì cơ thể trẻ vẫn chưa đủ khả năng để tiếp nhận quá nhiều dược chất có trong thuốc.
  • Phụ nữ có hiện tượng rong kinh liên tục suốt các kỳ kinh nguyệt nếu sử dụng sẽ càng làm cho quá trình này kéo dài hơn.
  • Người đang bị cảm lạnh, nhiễm phong hàn cũng không thích hợp dùng thuốc do bản chất của tam thất thiên lạnh, sẽ làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Tác dụng phụ của tam thất bắc sẽ phát huy với người có hiện tượng rối loạn tiêu hóa như táo bón và tiêu chảy cũng không thuộc đối tượng được khuyên dùng.
  • Đối với người bệnh đang dùng thuốc chống đông máu hay thuốc cầm máu, dùng tam thất có thể xuất hiện tương tác thuốc.
  • Một vài lưu ý đặc biệt trong việc dùng tam thất bắc kiêng ăn gì chính là tuyệt đối tránh kết hợp tam thất bắc với trà, nhất là với các loại trà có hương quá nồng. Tam thất khi muốn hãm trà, chỉ pha độc vị công dụng được phát huy tối ưu nhất.
  • Đồng thời khi dùng tam thất bắc chữa bệnh, tránh rượu bia, chất kích thích cũng như các thực phẩm chiên xào, cay nóng, gia vị quá nhiều,…
  • Quan trọng hơn hết là liều dùng thảo dược cần được kiểm soát nghiêm, tuyệt đối không dùng liều cao, vượt quá quy định khi không có sự cho phép từ thầy thuốc.
Uống tam thất bắc nên kiêng gì?
Uống tam thất bắc nên kiêng gì?

Xem thêm: Giá bán của 1kg Tam thất bắc

Để được chia sẻ nhiều hơn về thảo dược và các bài thuốc hay trị bệnh, hãy kết nối cùng chúng tôi: Dược liệu Phương Thảo thuộc công ty TNHH DƯỢC LIỆU PHƯƠNG THẢO

• Địa chỉ: Số 354/89 Phan Văn Trị, Phường 11, Bình Thạnh, TP.HCM.

• Hotline: 0908 977 961 (Ms. Phương Thảo)

• Website: duoclieuphuongthao.com

• Email: lienhe.duoclieuphuongthao@gmail.com

Qua các thông tin trên, bạn có thể phần nào thấy được, việc dùng tam thất bắc có tác dụng phụ không hoàn toàn có thể chủ động hạn chế được nếu chúng ta có hiểu biết về thảo dược cũng như biết được quá trình dùng tam thất bắc kiêng gì, tránh gì.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *