Tam Thất có mấy loại? Bởi vì cây thảo này là loại thảo dược quý hiếm tốt cho sức khỏe và góp phần trong việc làm đẹp cho phụ nữ.

Thế nhưng nó có tận ba loại cây Tam Thất và các bạn đang không biết nó có giống nhau, khác nhau hay công dụng như nhau. Ba loại thảo dược này có những công dụng khác nhau, cũng như cách sử dụng.

Hãy cùng Dược Liệu Phương Thảo tham khảo bài viết sau để biết Tam Thất có mấy loại nhé!

Tam Thất có mấy loại
Tam Thất có mấy loại

Tam Thất có mấy loại?

Cây Tam Thất là loại thảo dược Đông Y, được các thầy thuốc Đông Y dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh cứu người từ khá lâu đời trước đây.

Vậy Cây Tam Thất có mấy loại và có những đặc điểm và tác dụng ra sao?

Trên thị trường hiện nay có 3 loại Tam Thất là Tam Thất Bắc, Tam Thất Nam và Tam Thất Hoang. Trong đó Tam Thất Bắc thường được người dân dùng làm thuốc để chữa bệnh. Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Tam Thất Bắc

Để mở đầu cho chủ đề Tam Thất có mấy loại? Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu dòng Tam Thất Bắc

Đặc điểm

Cây Tam Thất Bắc có tên khoa học là Panax Pseudoginseng (Burk). Thuộc họ Ngũ Gia Bì (Araliaceae). Còn có tên gọi khác là Sâm Tam Thất, Tam Sao Thất Bản, Kim Bất Hoán, Điền Thất Nhân Sâm.

Kim Bất Hoán là cây thân thảo sống qua nhiều năm với thân cao từ khoảng 30 – 50cm, lá kép chân vịt, cuốn lá chung dài 3 – 6cm, mang 3 – 7 lá chét hình mác, cuống lá chét dài từ 0,6 – 1,2cm.

Cum hoa tán đơn ở phần ngọn thân, hoa màu lục vàng nhạt với 5 lá đài, có 5 cánh hoa, 5 nhị và bầu hạ 2 ô. Quả mọng hình cầu dẹt, khi chín có màu đỏ, hạt hình cầu màu trắng.

Tam Thất Bắc
Tam Thất Bắc

Tác dụng

  • Tam Thất Bắc có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn có công dụng tốt với sức khỏe.
  • Thảo dược này có khả năng bồi bổ sức khỏe, giúp tăng sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật.
  • Bồi bổ máu, kích thích tâm tần, an thần, chống mệt mỏi, căng thẳng.
  • Ức chế sự di căn của tế bào ung thư, nâng cao tuổi thọ cho người bệnh nhân ung thư.
  • Các chất có trong dược liệu đặc biệt là chất Noto Ginsenosid giúp bảo vệ hoạt động bình thường của tim, chống lại tình trạng bị rối loạn, xơ vữa động mạch, giãn mạch,…
  • Dược liệu giúp cầm máu, giảm đau thường dùng cho các trường hợp chấn thương,…
  • Có tác dụng tốt với phụ nữ sau sinh và giúp điều hòa kinh nguyệt hiệu quả.
  • Thường xuyên sử dụng cây thảo dược này không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp cải thiện nhan sắc, tăng cường da sáng mịn hồng hào, giảm nám, tàn nhang và các dấu hiệu của lão hóa. 

Để tìm được cách sử dụng hợp lý của loại Tam Thất Bắc này một cách hiệu quả và rõ ràng. Mời các bạn tham khảo qua các bài viết có nội dung liên quan tại Dược Liệu Phương Thảo như: Cách dùng Tam Thất Bắc, mua Củ Tam Thất Bắc ở đâu, dùng Tam Thất Bắc có tác dụng phụ không,…

Tam Thất Nam

Tiếp nối chủ đề Tam Thất có mấy loại thì hãy cùng tìm hiểu tiếp bên dưới.

Đặc điểm

Tam Thất Nam có tên khoa học là Stahlianthus Thorelii. Thuộc họ nhà Gừng. Còn có tên gọi khác là Tam Thất Gừng, Thổ Tam Thất, Tam Thất Trắng, Khương Tam Thất.

Cây thảo dược này thường được mọc tự nhiên ở các ven sông, bờ ao, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt ở Hà Giang, Lào Cai,…

Cây thuộc loại thân thảo. Lá rời, thường mọc ở phần gốc, lá càng gần gốc sẽ hẹp dần, mỗi cây thường có từ 3 – 5 lá. Lá thảo dược thường có màu xanh lục hoặc nâu tím, mép lá lượn sóng, lá dài, thon, nhọn, cuống dài.

Hoa màu trắng tím, loại lưỡng tính, mọc thành từng cụm ở gốc. Mỗi cụm thường có từ 4 – 5 hoa, cuống hoa dài từ 5 – 8cm.

Thân thẳng, rễ dạng củ, không có quả. Củ có dạng trứng, thon một đầu, vỏ có màu trắng vàng. Nếu sử dụng dao cắt ngang sẽ thấy củ có màu trắng ngà, nếm thử có vị cay the nóng giống gừng.

Tác dụng

  • Có vị đắng, tính cay nóng gần giống như gừng, tính ấm.
  • Tăng cường sức đề kháng, giúp hồi phục sau chấn thương nhanh.
  • Cải thiện tình trạng chảy máu cam, chậm kinh, rong kinh, thổ huyết.
  • Hỗ trợ điều trị phong thấp, đau nhức xương khớp.
  • Trị độc do rắn hoặc côn trùng cắn.
  • Cải thiện hệ tiêu hóa, giúp ăn ngon hơn.
  • Giúp cầm máu, giảm sưng.
  • Hỗ trợ chữa tuyến giáp.

Vậy ngoài Tam Thất Bắc và Tam Thất Nam thì có mấy loại Tam Thất nữa?

Cây Tam Thất Hoang (Tam Thất rừng)

Đặc điểm

Tam Thất Hoang hay còn gọi là Tam Thất rừng có tên khoa học là: Panax Bipinnatifidum Seem. Còn có tên gọi là Dã Tam Thất, Sâm Vũ Diệp, Trúc Tiết Nhân Sâm, Hoàng Liên Thất. Là loại thảo dược hiếm có, mọc trong rừng và khó tìm.

Có kích thước dài loằng, ở trên thân có nhiều đốt nhỏ hay còn gọi là mắt. Mỗi năm sẽ mọc thêm 2 đến 13 nhánh mới, cây cũ chết đi từ đó hình thành nên mắt. Củ càng nhiều mắt thì càng lâu năm, cây không nhiều rễ con như Tam Thất Bắc, chỉ có thân củ dài.

Là cây thảo dược sống lâu năm, chỉ sống được ở độ cao 1300m – 2300m, nơi đất ẩm nhiều mùn, sống tốt dưới tán rừng già nhiều bóng râm.

Cây Tam Thất Hoang được tái sinh ngoài tự nhiên, chiều cao cây trưởng thành trung bình là 55cm, thường lụi vào mùa khô. Phân bố chủ yếu ở Sapa, Bát Xát của tỉnh Lào Cai và dãy Hoàng Liên Sơn. 

Tác dụng của tam thất rừng

Về cơ bản thì loại này có tác dụng tương tự như Tam Thất Bắc. Khác ở chỗ là có phần dược tính cao hơn.

  • Có vị đắng, hơi nhạt, tính hàn.
  • Có tác dụng bổ thận tráng dương, tiêu viêm giảm đau, khư ứ sinh tân và cầm máu các loại vết thương và xuất huyết.
  • Tăng cường sức khỏe.
  • Chống Oxy hóa.
  • Điều hòa khí huyết.
  • Chống stress.
  • Bảo vệ tim mạch.

Với câu hỏi cây Tam Thất có mấy loại thì bên trên là 3 loại thường gặp nhất, tuy nhiên chỉ có Tam Thất Bắc được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc vì khá lành tính và dược tính cao, có thể sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau.

Một vài lưu ý khi dùng Tam Thất Bắc

Một vài lưu ý khi dùng Tam Thất
Một vài lưu ý khi dùng Tam Thất

Ngoài tìm hiểu Tam Thất có mấy loại thì các bạn cũng nên xem thêm lưu ý của loài thảo dược này, bởi vì chúng khá là quan trọng. 

  • Đây là dược liệu tương đối lành tính.
  • Không dùng dược liệu này cho phụ nữ có thai hay phụ nữ bị rong kinh nặng, người đang bị cảm và tuyệt đối không dùng khi cơ thể đang bị lạnh.
  • Liều lượng tối đa là không quá 9g mỗi ngày.
  • Không được dùng liên tục trong thời gian dài. Tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
  • Không nên kết hợp dược liệu trên với các loại trà, những loại có hương mạnh vì có thể làm giảm tác dụng. Thêm nữa, Tam Thất cũng có thể tương tác với các vị thuốc khác nên đừng tùy ý dùng chung mà cần có chỉ định từ bác sĩ.

Hy vọng bài viết về Tam Thất có mấy loại trên đây có thể giúp các bạn phân biệt rõ ràng trước khi dùng. Chúng tôi chân thành cảm ơn các bạn đã quan tâm đến chủ đề “Tam Thất Bắc có mấy loại“này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *