Uống cà gai leo kiêng gì cũng như cách dùng cà gai leo như thế nào mới tốt là chủ đề được rất nhiều người quan tâm trong quá trình chữa bệnh bằng vị thuốc này. Vì đây là dược liệu nổi tiếng trong việc hỗ trợ điều trị cho những người mắc bệnh về gan, đặc biệt là viêm gan B. Nhưng không phải sản phẩm nào cũng tốt và không có tác dụng phụ, vì thế để đạt được hiệu quả tốt nhất thì chế độ ăn uống cũng cực kì quan trọng. Một số người cũng không phù hợp dùng cây cà leo vì có những tác dụng không mong muốn.

Hãy cùng dược liệu Phương Thảo lưu lại những thông tin hữu ích dưới đây để có cách sử dụng sản phẩm tốt nhất và tránh được những tương tác không may xảy ra khi uống thuốc nhé!

1. Uống cà gai leo kiêng gì?

Cà gai leo được tác giả Đỗ Huy Bích (2006) viết trong sách “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập 1” là thảo dược có chút độc. Tuy nhiên, độc tính này không hề gây nguy hại đến sức khỏe con người nếu thực hiện theo đúng sự chỉ dẫn của thầy thuốc. 

Uống cà gai leo kiêng gì?
Uống cà gai leo kiêng gì?

Uống cà gai leo kiêng gì? Để bệnh nhân nắm rõ hơn các vấn đề quan trọng cần lưu ý một số thực phẩm dùng trong thời gian này, hay các đối tượng phải cẩn trọng với vị thuốc .Dược sĩ có chuyên môn tại Dược liệu Phương Thảo gửi đến bạn những lời khuyên sau:

  • Chỉ nên sử dụng với một lượng phù hợp theo tình trạng bệnh được thầy thuốc thăm khám và kê đơn, tránh lạm dụng thuốc quá đà hay “thần thánh hóa” công dụng của thuốc. 
  • Bạn không nên chỉ tập trung uống cà gai leo mà bỏ dở phác đồ điều trị của bác sĩ đối với bệnh tình của mình. Phương pháp kết hợp Đông và Tây y ngày nay được nhiều chuyên gia đánh giá tích cực, hiệu quả điều trị cũng được tăng lên đáng kể.
  • Cách dùng cà gai leo cùng thuốc Tây để tránh tương tác là các loại thuốc nên cách nhau nửa giờ. Nhớ đảm bảo rằng bạn đã nhận được sự đồng ý của bác sĩ trước khi dùng thêm sản phẩm này.
Cà gai leo khô
Cà gai leo khô
  • Nên dùng thuốc khi còn ấm và vào buổi sáng sẽ giúp phát huy các dưỡng chất trong thuốc một cách tối ưu nhất. Ngoài ra, không bảo quản thuốc trong tủ lạnh hay cho thêm đá lạnh khi dùng vì dễ gây biến chất thuốc.
  • Không để qua ngày: Thuốc nam nên được sắc uống hết trong ngày, nước thuốc đã để qua đêm hay có hiện tượng ôi thiu thì tuyệt đối không dùng vì có thể bị ngộ độc, gây đau bụng, tiêu chảy.
  • Uống cà gai leo kiêng ăn gì? Tốt nhất, bạn hãy kiên trì thực hiện cách ăn uống khoa học. Tức là kiêng thức ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều phẩm màu, phụ gia, chất bảo quản, các món ăn dầu mỡ nhiều, nêm nếm quá đậm vị, đặc biệt cay nóng… vì chúng chỉ góp phần làm suy yếu chức năng gan. Thay vào đó, hãy bổ sung các loại rau của quả tươi xanh và thực phẩm dễ tiêu.
  • Không sử dụng chất kích thích: Một trong những vấn đề cần kiêng cử nhất trong quá trình dùng thuốc là các chất kích thích như thuốc lá, cà phê… và đồ uống có chứa cồn như bia và rượu.
  • Kiêng không uống cà gai leo nếu có dấu hiệu dị ứng: Ngoài ra, những cơ địa mẫn cảm, dị ứng với các thành phần có trong vị thuốc nếu muốn sử dụng hãy bắt đầu với liều lượng thấp. Cách dùng sản phẩm như vậy sẽ giúp cơ thể từ từ thích ứng thuốc và cũng dễ kiểm soát khi gặp phải tác dụng không mong muốn. Trường hợp các dấu hiệu của việc dị ứng thuốc xảy ra trên cơ thể, hãy ngưng dùng sản phẩm và nên nhận tư vấn từ bác sĩ, thầy thuốc.
  • Không dùng cho phụ nữ có thai: Đối với phụ nữ mang thai hay đang trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, thảo dược này không phù hợp để sử dụng vì dễ gây ảnh hưởng đến tuyến sữa để trẻ bú cũng như thai nhi trong bụng mẹ.
  • Không dùng cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi: với độ tuổi này trẻ em không thích hợp với vị thuốc này bởi hệ tiêu hóa cũng như các cơ quan trong cơ thể trẻ còn non yếu, chưa hoàn thiện nên sẽ rất khó hấp thụ và thích nghi với một vài chất có trong vị thuốc này. Để không ảnh hưởng đến sự phát triển của con, ba mẹ nên cẩn trọng với vấn đề này. 

2. Cách dùng cà gai leo hiệu quả

Thắc mắc về cách dùng cà gai leo hiệu quả cũng là vấn đề quan trọng không kém việc tìm hiểu quá trình uống cà gai leo kiêng gì, lưu ý điều gì và tránh sử dụng cho ai đã được đề cập ở trên.

TS. BS Phạm Hưng Củng (Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền thuộc Bộ y tế) khi nói về tác dụng của cà gai leo đã nhấn mạnh vai trò của vị thuốc với gan. Theo ông, Glycoalkaloid từ vị thuốc này có thể giúp bảo vệ màng tế bào gan, ức chế sự gia tăng của virus viêm gan, phục hồi tế bào gan thương tổn, hạ men gan, hạn chế quá trình chuyển hóa từ viêm gan đến xơ gan rồi đến ung thư gan,…

https://www.youtube.com/watch?v=XGGIwy1SYxE
Chương trình Mỗi ngày một niềm vui

Dược liệu Phương Thảo cũng khai thác sâu tác dụng của thảo dược này đối với gan nên đã chắc lọc các bài thuốc được đánh giá là đem đến hiệu quả cho gan tốt nhất hiện nay.

Cách dùng cà gai leo hỗ trợ quá trình điều trị viêm gan siêu vi A, B và C:

  • Cà gai: 75g
  • Cây an xoa: 75g

Xem thêm: Sản phẩm cây an xoa khô

Cách dùng cà gai leo đối với bệnh nhân bị thô gan, u lành tính hoặc u giai đoạn đầu:

  • Cà gai: 50g
  • Cây an xoa: 50g
  • Xạ đen: 50g

Xem thêm: cây xạ đen Hoà Bình

Sắc thuốc 2 lần theo hướng dẫn để thu được nhiều dưỡng chất nhất:

  • Lần 1: Cho thuốc và 2l nước vào ấm bật lửa nhỏ và nấu đến khi chỉ còn 1l nước thuốc.
  • Lần 2: Tiếp tục đun bã thuốc ở lần 1 với 1l nước, khi nước cạn còn 0.5l thì tắt bếp.

Trộn đều nước thuốc cả hai lần sắc và uống hết trong ngày.

Cây cà gai leo khô
Cây cà gai leo khô

Bên cạnh các bài thuốc về gan, trong sách của tác giả Đỗ Huy Bích (2006) còn gợi ý một vài cách dùng cà gai leo rất hay, chữa trị nhiều chứng bệnh khác nhau.

Bài thuốc đẩy lùi độc tố do rắn cắn: Lấy rễ cây tươi (30 -50g) đem rửa sạch rồi dùng chày giã nhuyễn, thêm vào 200ml nước ấm. Uống thuốc ngay lập tức và ngày dùng 2 lần. Qua ngày thứ hai, bạn nấu rễ cây cà gai khô đã sao vàng (10 – 30g) cùng 600ml nước, đun đến khi còn 200ml là được, thuốc uống 2 lần/ ngày. Liên tục uống trong 3 – 5 ngày, độc tố sẽ được loại trừ.

Bài thuốc chữa chứng ho, ho gà: Dùng 10g rễ cà gai phối cùng 30g lá chanh, nấu nước uống 2 lần/ngày.

Bài thuốc chữa chứng phong thấp: Có thể tham khảo sử dụng 1 trong 2 bài thuốc.

  • Rễ cà gai cùng rễ cỏ xước, rễ cỏ tranh, rễ xấu hổ, kê huyết đằng, thổ phục linh. Mỗi vị dùng 6g, đem nấu nước uống.
  • Rễ cà gai , rễ cỏ xước, rễ tầm xuân, dây đau xương, kê huyết đằng, vỏ chân chim. Mỗi vị lấy 20g đem nấu nước uống.

Bài thuốc chữa bàn chân tê buốt, đau buốt khớp xương, tê thấp hay sợ nước sợ lạnh: Rễ cà gai cùng rễ gác, rễ lá lốt, rễ xuyên tiêu, cốt khí củ, quýt rừng. Mỗi vị lấy từ 20 – 30g để sắc nước uống.

>>>Xem thêm: Mua cà gai leo ở đâu tại TPHCM giá tốt

Mỗi một vị thuốc đều cần kiên trì sử dụng liên tục trong vài tháng để phát huy được tác dụng của nó. Các bài thuốc trên có thể tăng giảm vị thuốc hoặc liều lượng để phù hợp với sức khỏe của từng người. Vậy nên để dùng đúng thuốc, đúng bệnh, đừng ngại chia sẻ về tình trạng của bạn với chúng tôi:

Chúng tôi là Dược liệu Phương Thảo thuộc công ty TNHH DƯỢC LIỆU PHƯƠNG THẢO

• Địa chỉ: Số 354/89 Phan Văn Trị, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.

• Hotline: 0908 977 961 (Ms. Phương Thảo)

• Website: duoclieuphuongthao.com

Email: lienhe.duoclieuphuongthao@gmail.com

Chúng tôi hy vọng những thông tin trên giúp bạn phần nào giải đáp được thắc mắc khi uống cà gai leo kiêng gì? và cách dùng thuốc để đem lại hiệu quả cao. Chúc các bạn có những kiến thức tốt để đảm bảo sức khoẻ của mình tốt hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *