Dùng cây an xoa có tác dụng phụ không? cách dùng cây an xoa để không bị tác dụng phụ thế nào? Hay trong quá trình uống cây an xoa kiêng gì là tốt, các câu hỏi trên hẳn vẫn đang khiến nhiều người tiêu phân vân tìm lời giải đáp khi muốn sử dụng vị thuốc này.

Hãy cùng dược liệu Phương Thảo tìm hiểu những thông tin cần thiết để dùng thảo dược quý an xoa cách hiệu quả nhất nhé!

1. Liệu dùng cây an xoa có tác dụng phụ không?

Cây An xoa là loại thảo dược, một vị thuốc nam có tác dụng rất tốt trong chữa bệnh, tuy nhiên nếu dùng không đúng cách sẽ đem lại những tác dụng phụ không tốt cho sức khoẻ người bệnh.

1.1 Cây an xoa là cây gì? có tác dụng gì?

Cây an xoa (tên khoa học Helicteres hirsuta L.) trong sách của tác giả Võ Văn Chi (2004) được người dân lấy rễ và lá làm thuốc theo kinh nghiệm dân gian. Trong đó, lá dùng ngoài da chữa sưng lở, mụn nhọt còn rễ thì giúp giải cảm, trị sởi, lỵ, đái dắt, tiêu độc.

Còn một nghiên cứu tại Indonesia năm 2006 chỉ ra, cây an xoa có tác dụng trị bệnh viêm gan B, C, xơ gan, chống ung thư, đặc biệt là ung thư gan (Nguyễn Hữu Duyên và Lê Thanh Phước (2016), Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào Hep – G2 của cây an xoa (Helicteres hirsuta L.), Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cần Thơ).

Uống cây an xoa có tác dụng phụ không
dùng cây an xoa có tác dụng phụ không

1.2 Tác dụng phụ cây an Xoa

Lợi ích sức khỏe vượt trội như thế, thì liệu dùng cây an xoa có tác dụng phụ không hay có ảnh hưởng gì khác không? 

Thực tế, rất nhiều nghiên cứu đều nói lên, cây an xoa rất lành tính, không có độc tố nguy hiểm đối với sức khỏe người sử dụng. Dù vậy, vẫn có một số người gặp phải vài triệu chứng về tiêu hóa, đường ruột như:

  • cảm giác bụng dạ khó chịu, cồn cào, hay đói, xót ruột.
  • Đi ngoài nhiều lần, có thể đi tiêu phân lỏng sệt và mùi hôi…
  • Thèm ăn hơn bình thường.

Lý giải vấn đề cây an xoa có tác dụng phụ không? các thầy thuốc cho biết, nguyên do một phần đến từ cơ chế đào thải độc tố ở an xoa. Thảo dược thúc đẩy quá trình thải độc của cơ thể diễn ra nhanh và liên tục đưa chất thải dư thừa ra ngoài thông qua đường tiêu hóa.

Vì vậy, lúc dùng an xoa có hiện tượng tiêu chảy, người lân lân khó chịu… bạn cũng đừng vội lo lắng. Đây không hoàn toàn là tác dụng phụ của thảo dược. Điều này chứng tỏ cơ thể đang trải qua quá trình thanh lọc, các triệu chứng thường không nặng nề, sẽ diễn ra trong vài ngày đầu và hết khi cơ thể dần trở nên thích ứng thuốc. Sau đó, bạn sẽ thấy người dễ chịu, ăn ngon, ngủ tốt và trạng thái tinh thần cũng tốt hơn.

Ở một khía cạnh khác, TS. Lương y Nguyễn Hoàng (Nguyên Giảng viên Trường ĐH Dược HN) cũng có chia sẻ trong nhịp cầu y tế về lý do ruột hay cồn cào, đói bụng. Có thể là bởi trong thảo dược có vài hợp chất dễ gây kích ứng niêm mạc dạ dày hay chứa nhiều axit hữu cơ. 

cay-an-xoa
Cây an xoa khô thành phẩm đóng gói

Để khắc phục vấn đề này cũng rất đơn giản, lương y khuyên người bệnh không dùng thảo dược lúc đói, tốt nhất là uống thuốc sau bữa ăn 30 phút. Hoặc hạ lượng thuốc cần dùng xuống phù hợp với tình trạng cơ thể hơn. Một cách khác nữa, khi dùng hãy cho vài lát cam thảo vào để trung hòa dược tính.

Dùng cây an xoa có tác dụng phụ không phải tất cả bệnh nhân đều gặp, triệu chứng sẽ hay xuất hiện hơn ở người có cơ địa nhạy cảm hoặc lần đầu dùng thuốc. Bạn nên dùng thảo dược theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc và thường xuyên quan sát phản ứng của cơ thể để có sự điều chỉnh kịp thời.

Lưu ý: Lông trên cây an xoa tươi cũng có thể dẫn đến hiện tượng ngứa, rát họng, hãy ưu tiên dùng an xoa đã sao vàng hạ thổ để hạn chế tác dụng không mong muốn nhé.

2. Uống cây an xoa kiêng gì?

2.1. Những điều nên kiêng khi dùng cây an xoa

Trước thắc mắc của đông đảo người tiêu dùng về vấn đề uống cây an xoa kiêng gì là tốt, dược sĩ của Dược liệu Phương Thảo có một vài lời khuyên hữu ích gửi đến bạn:

  • Tuyệt đối không dùng thuốc sắc đã quá 24h hay thuốc để qua đêm. Vì khả năng thuốc đã biến chất là rất cao, dược tính không còn giữ được như ban đầu hoặc có thể thuốc sẽ bị ôi thiu mà bạn không phát hiện.
  • Để không gặp tác dụng phụ khi dùng an xoa nên kiêng cho thuốc vào tủ lạnh để bảo quản hay thêm đá lạnh khi uống. Thảo dược điều trị bệnh nên dùng lúc còn ấm, nguyên chất là hiệu quả nhất.
  • Không dùng thuốc tây và cây an xoa vào cùng một thời điểm vì có thể xuất hiện tương tác thuốc, giữa hai loại thuốc hãy giãn cách thời gian dùng ít nhất 30 phút.
  • Kiêng các chất kích thích như cafe, thuốc lá,.. những đồ uống có cồn, nước có gas bởi các chất này sẽ làm cơ thể giảm khả năng hấp thụ thuốc, ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả điều trị bệnh của thảo dược. 
Uống thuốc cây an xoa nên kiêng điều gì?
Uống thuốc cây an xoa nên kiêng điều gì?

Cuối cùng, một vấn đề cũng cần lưu tâm không kém là quá trình uống cây an xoa kiêng ăn gì. Dược liệu Phương Thảo kiến nghị các thức ăn dầu mỡ, gây nóng, cay nhiều không nên góp mặt trong bữa ăn của bạn. Một số thực phẩm có tính hàn cao như thịt trâu, cua ốc, rau dền… dễ làm lạnh cơ thể và không có lợi trong quá trình dùng thuốc nam nói chung và cây an xoa nói riêng. 

2.2. Đối tượng nào dùng được cây an xoa để điều trị bệnh

Bên cạnh việc biết rõ uống cây an xoa kiêng gì để phát huy tốt dược chất có trong thuốc thì vấn đề dùng thảo dược cho đúng đối tượng cũng giữ vai trò quan trọng không kém. Điều này sẽ giúp tránh dùng thuốc sai bệnh, dùng nhiều, tốn nhiều công sức tiền của nhưng không đạt được hiệu quả mong muốn. 

Cây an xoa trị bệnh gan hiệu quả
Cây an xoa trị bệnh gan hiệu quả

Trong nghiên cứu của Trần Văn Tiến và Võ Thị Mai Hương (2017) (Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn và hoạt tính chống oxy hoá của dịch chiết cây an xoa (Helicteres Hirsuta Lour.), Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 7), cây an xoa được đánh giá có khả năng kháng khuẩn và chống oxy hóa rất mạnh. Một nghiên cứu khác của Phan Thị Thanh Thủy (2018) (Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa và tác dụng gây độc tế bào của cao chiết cồn và chloroform từ thân cây an xoa Helicteres Hirsuta Lour. sterculiaceae, Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 4) kết luận trong thảo dược này có chứa các chất ngăn ngừa và chữa trị ung thư. Với các đặc tính này, cây thuốc an xoa sẽ phù hợp với các đối tượng sau:

  • Bệnh nhân có bệnh lý về gan như men gan cao; viêm gan siêu vi A, B và C; gan bị xơ hóa, khối u gan…
  • Người thường xuyên sử dụng thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức uống chứa cồn gây nóng gan, suy giảm chức năng gan hay làm gan nhiễm độc.
  • Người hay gặp tình trạng đau nhức xương khớp, thể trạng hay mệt mỏi.
  • Bệnh nhân béo phì hay người cần cải thiện cân nặng.
  • Người có thần kinh căng thẳng, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu, mê sảng khi ngủ.
  • Bệnh nhân bị viêm đại tràng.

2.3. Đối tượng không nên dùng cây an xoa cho các vấn đề sức khỏe

Dùng cây an xoa có tác dụng phụ không cũng ảnh hưởng ít nhiều bởi đối tượng sử dụng. An xoa không phải thảo dược thích hợp cho tất cả mọi người. Với vai trò là một vị thuốc có nhiều dược chất nó hỗ trợ rất tốt cho nhiều trường hợp bệnh bệnh, nhưng cũng không phù hợp với vài đối tượng, nếu không sẽ gặp tác dụng phụ:

  • Phụ nữ có thai hoặc nuôi con bằng sữa mẹ: dùng an xoa có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ nhỏ.
  • Trẻ em chưa đủ 10 tuổi: các hệ cơ quan còn non yếu cũng rất nhạy cảm với các thành phần có trong thảo dược.
  • Những người dễ kích ứng với: đối với một số người sẽ không phù hợp với một vài dược chất có trong thuốc, người có bụng yếu, cơ địa thể hàn.
  • Người mắc bệnh về tim mạch hay thận suy: những người này cũng không được khuyến khích dùng thảo dược.

Xem thêm: Giá bán và cách sơ chế cây an xoa làm thuốc

Mua cây an xoa tại dược liệu phương thảo
Mua cây an xoa tại dược liệu phương thảo

Hãy trao đổi với chúng tôi khi gặp phải bất cứ vấn đề về thảo dược hay sức khỏe: Dược liệu Phương Thảo thuộc công ty TNHH DƯỢC LIỆU PHƯƠNG THẢO

• Địa chỉ: Số 354/89 Phan Văn Trị, Phường 11, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.

• Hotline: 0908 977 961 (Ms. Phương Thảo)

• Website: duoclieuphuongthao.com

• Email: lienhe.duoclieuphuongthao@gmail.com

Chúng tôi hi vọng các thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về câu hỏi cây an xoa có tác dụng phụ gì không? Những lưu ý về tác dụng phụ, vấn đề cần kiêng khi dùng thuốc cũng như đối tượng nên và không nên sử dụng vị thuốc này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *