Cây An Xoa là một trong những thảo dược được mọi người biết đến với khả năng trị được bách bệnh như ung thư gan, huyết áp, cảm lạnh… Câu hỏi đặt ra là “Cây An Xoa có chữa được bệnh dạ dày không?”. Hãy cùng Dược Liệu Phương Thảo tìm hiểu rõ hơn về thông tin này qua bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu về Cây An Xoa
Cây An Xoa hay còn được mọi người biết đến với những cái tên thân thuộc như Cây Dó Lông, Cây Tổ Kén Cái, Cây Kén Lông. Tại Việt Nam, loài cây này thường mọc dại tại những vùng núi ven biên giới Campuchia và các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai…
Thuộc họ cây bụi, thân gỗ, cao từ 1 – 3m; lá cây dài và rộng, đầu thon nhọn hình trái tim, có nhiều lông hình sao ở cả hai mặt lá. Hoa của cây màu tím, có nhiều lớp lông nhỏ li ti và thường mọc thành chùm ở đầu cành hoặc dưới gốc lá.
Thời điểm tốt nhất để thu hoạch thảo dược là vào cuối năm, từ tháng 9 đến tháng 12. Vào mùa này, thời tiết se lạnh nên những dưỡng chất trong cây sẽ đạt đến độ hiệu quả cao nhất.
Cây An Xoa có tác dụng gì?
Cây An Xoa và những công dụng nổi bật
Trong Y Học Cổ Truyền, người ta dùng hầu hết các bộ phận của thảo dược này để trị bệnh, trong đó những thứ thường xuyên được sử dụng là thân, lá và củ.
Khi nhắc đến thảo dược này, người ta không khỏi nghĩ ngay đến công dụng nổi bật nhất của nó là trị các bệnh về gan. Tuy nhiên, ngoài công dụng nổi bật đó, thần dược này còn có nhiều tác dụng khác nữa mà không phải ai cũng biết.
- Hiệu quả để trị ung thư gan: Trong thành phần cây có Alkaloid, một loại dược chất có khả năng ức chế quá trình phát triển của các tế bào ung thư gan. Ngoài ra, thảo dược này còn giúp giải độc và hạ men gan, hỗ trợ tái tạo và phục hồi các chức năng của gan.
- Điều trị các bệnh về xương khớp: Loài cây này được dùng để trị bệnh loãng xương và làm giảm triệu chứng đau nhức xương khớp ở những người lớn tuổi.
- Chữa bệnh cao huyết áp: Những dưỡng chất trong cây có thể điều hòa khí huyết, làm ổn định huyết áp tránh tình trạng tăng, giảm đột ngột.
- Trị bệnh viêm đại tràng: Với tác dụng bài trừ các độc tố ra ngoài cơ thể, hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn, thảo dược này thường xuyên được sử dụng để trị bệnh lý viêm đại tràng.
Ngoài một số công dụng nêu trên, dược liệu còn có thể hỗ trợ trị bệnh tiểu đường, viêm gan B, kiết lỵ, cảm lạnh.
Bạn có thể đọc thêm bài viết Tác dụng của Cây An Xoa là gì đối với sức khỏe con người? để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Tác dụng phụ của Cây An Xoa
Mặc dù dược liệu mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu sử dụng sai cách bạn sẽ có thể gặp phải những tác dụng phụ của Cây An Xoa:
- Bụng bị cồn cào và khó chịu: Do cơ chế thải độc mạnh nên thảo mộc này có thể khiến người dùng gặp một số hiện tượng như trên.
- Tiêu chảy: Cây có tính mát nên khi uống nhiều sẽ gặp tình trạng đi ngoài và nặng hơn là tiêu chảy.
- Rát họng: Khi sơ chế không kỹ, các lông trên lá cây có thể khiến bạn bị rát và khó chịu cổ họng.
Cây An Xoa có chữa được bệnh dạ dày không?
Như đã biết, trên thân và lá thảo dược có nhiều lớp lông nên có thể gây kích ứng niêm mạc, ảnh hưởng không tốt đến dạ dày. Tuy nhiên, người bị bệnh dạ dày vẫn có thể sử dụng thần dược này nếu quan tâm đến những lưu ý sau:
- Nên sao vàng hạ thổ An Xoa thật kỹ để loại bỏ lớp lông trước khi sử dụng, tránh tình trạng gây kích ứng và các tác dụng phụ khác.
- Sử dụng thảo dược này sau 30 phút khi ăn là thời điểm tốt nhất, tránh dùng lúc đang đói.
- Mặc dù là thảo dược lành tính nhưng vẫn nên sử dụng đúng liều lượng và chỉ dẫn của bác sĩ.
- Không nên cho phụ nữ đang có thai hoặc đang trong thời gian cho con bú sử dụng dược liệu vì có thể gây ra hậu quả không tốt cho cả mẹ và con. Ngoài ra, trẻ em dưới 3 tuổi và người bị bệnh huyết áp cần sử dụng theo liều lượng của bác sĩ.
- Thời gian đầu sử dụng thảo dược này có thể gây tiêu chảy và một số tác dụng phụ khác. Kiên trì sử dụng trong vòng 2 tuần thì các triệu chứng trên sẽ thuyên giảm và biến mất.
Cây An Xoa có chữa được bệnh dạ dày không? Câu trả lời là có thể, tuy nhiên bạn phải sơ chế kỹ càng để loại bỏ lông trên dược liệu tránh phản tác dụng khi sử dụng.
Hướng dẫn sao vàng hạ thổ Cây An Xoa
Cách tốt nhất để người bị bệnh dạ dày có thể sử dụng Cây An Xoa chính là sao vàng hạ thổ. Tuy nhiên, cần hiểu rõ phương pháp này để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất và tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Các bước thực hiện như sau:
- Rửa sạch phần thân và lá của thảo dược này rồi phơi khô. Lưu ý: Phơi riêng thân và lá vì lá mỏng hơn nên khi sao vàng hạ thổ chung sẽ bị cháy.
- Sau khi phơi khô, sao vàng hạ thổ chúng trên chảo lửa tới khi ngửi thấy mùi thơm nhẹ.
- Cho phần An Xoa vừa mới sao xong vào một mảnh vải lớn và gói lại trước khi chôn xuống đất hoặc đặt trên nền đất trong khoảng 45 phút đến 1 giờ.
Đây là một trong những cách chế biến và sao vàng hạ thổ mang lại hiệu quả nhất, giúp phát huy tối đa những công dụng của thảo dược này.
Trên đây là thông tin chi tiết về Cây An Xoa có chữa được bệnh dạ dày không?, bạn có thể liên hệ tư vấn Dược Liệu Phương Thảo để hiểu rõ hơn nữa.