Đông y từ lâu đã đưa cây an xoa vào danh mục thuốc quý chữa bệnh. Mỗi bộ phận của cây hầu như đều có giá trị đối với sức khỏe con người. Vậy bạn đã biết gì về rõ dược tính từ cây an xoa trị bệnh gì hay cây an xoa có tác dụng gì chưa? Mọi thắc mắc của bạn sẽ được Dược liệu Phương Thảo giải đáp ngay trong bài viết này, hãy cùng khám phá nhé!

Cây An Xoa có tác dụng gì?
Cây An Xoa có tác dụng gì?

1. Đôi nét về cây an xoa

1.1. Cây an xoa là cây gì? Các tên gọi khác nhau?

– Theo danh pháp khoa học, cây an xoa có tên Helicteres hirsuta Lour, họ Trôm, chi Dó. 

– Theo dân gian, vì trái của nó giống với hình dạng loài sâu lông làm tổ nên hay được gọi là cây tổ kén cái, cây dó lông hay thâu kén lông.

1.2. Cách nhận biết cây an xoa 

Nhận dạng cây an xoa trong tự nhiên qua đặc điểm hình dáng:

  • Cây thân gỗ, dáng nhỏ, sống lâu năm, cao từ 1 – 3m, mọc thành bụi. Các nhánh hình trụ, phủ lông. 
  • Lá an xoa có độ rộng cỡ bàn tay người lớn, dáng bầu dục dần thon nhọn về phía đầu, cả hai mặt lá đều có lớp lông mỏng, nhám. 
  • Hoa an xoa phát triển thành từng cụm, màu tím, trông ngắn, nhỏ, cánh hoa phủ lông mịn.
  • Quả dạng hình trụ, thuôn dài và bọc trong lớp lông dày. Màu của quả cây an xoa chuyển từ xanh lúc còn non sang nâu khi già. 

1.3. Cây an xoa có mấy loại chính?

Có hai loại an xoa phổ biến: Cây an xoa tím và cây an xoa trắng.

  • Cây an xoa tím: Thân gỗ, dáng nhỏ. Lá thon, gọn, dày, răng cưa xuất hiện quanh mép lá, cả hai mặt lá đều phủ lông, riêng mặt dưới có đường gân nổi. Hoa màu tím đậm, quả nhỏ dài, có lông bao quanh. Vị nước hơi the cay, nhưng hậu ngọt thanh, thơm dịu.
  • Cây an xoa trắng: Cả thân và lá đều to hơn so với câu an xoa hoa tím. Có nhiều đường xẻ cùng mũi nhọn ở đầu lá. Từ thân cây lá mọc san sát, mặt lá 2 bên không phủ lông. Hoa màu trắng ngà, quả không có lông, dài và to. Vị nước đắng chát nhẹ, mùi hắc.
Cây An Xoa có mấy loại?
Cây An Xoa có mấy loại?

Lưu ý, dược tính từ cây an xoa hoa tím được chiết xuất làm thuốc. Còn công dụng của cây an xoa hoa trắng vẫn chưa được kiểm chứng.

1.4. Cây an xoa ở đâu là nhiều nhất?

Cây an xoa phát triển ở một số nước thuộc vùng phía Nam châu Á hay phía Nam của Trung Quốc. Chúng cũng mọc hoang ở các khu rừng thưa, đồi núi hoặc ven sông suối từ Bắc chí Nam tại Việt Nam.

1.5. Bộ phận của cây an xoa hay được dùng nhiều?

Thảo dược có dưỡng chất ở hầu hết các bộ phận của cây nên người ta thường sử dụng cả thân, lá và cành an xoa để trị bệnh. Khi dùng, các bộ phận sẽ được trộn lẫn cùng nhau thay vì dùng riêng lẻ để nhằm tăng công hiệu thảo dược.

1.6. Tham khảo hình ảnh về cây an xoa

Hình ảnh Cây An Xoa
Hình ảnh Cây An Xoa

2. Quá trình thu hái, sơ chế và bảo quản cây an xoa

2.1. Thời điểm thu hoạch thảo dược

Cây thuốc nam an xoa có thể thu hái ở bất kỳ thời điểm nào trong năm. Dù vậy, một vài nghiên cứu chỉ ra, lượng dược tính từ thảo dược đặc biệt dồi dào vào tháng 5 – tháng 11 nên đây được xem là khoảng thời gian lý tưởng, ưu tiên để bắt đầu thu hoạch dược liệu.

2.2. Sơ chế cây an xoa khô

2.2.1. Vì sao cây an xoa tươi nên được phơi khô, sao vàng trước khi dùng?

Đặc điểm nổi bật nhất từ thảo dược này là hầu như tất cả bộ phận đều phủ lông dày mịn. Nếu trực tiếp dùng thảo dược tươi mà không qua sơ chế, rất dễ gây ngứa rát họng và xuất hiện tác dụng phụ. 

Nhờ quá trình phơi khô rồi sao vàng dược liệu, phần lông bao quanh thảo dược bị đốt cháy, loại bỏ lượng độc tố còn sót lại ở cây. Đồng thời, việc sao vàng hạ thổ giúp cân bằng âm dương của vị thuốc, loại bỏ lượng nước dư thừa và cô đọng dưỡng chất trong cây.  

2.2.3. Hướng dẫn cách sao vàng hạ thổ cây an xoa khô

Dược liệu sau khi thu hái sẽ đem rửa sạch, chặt nhỏ hoặc thái lát rồi phơi nắng cho thật khô.

Thảo dược khô được cho lên chảo đã làm nóng rồi sao liên tục trên lửa nhỏ từ 20 – 30 phút cho đến lúc vàng đều.

Trút thuốc đã sao vàng xuống nền đất sạch sẽ, úp chảo vừa dùng lên thảo dược rồi chờ trong 1 giờ.

Khi thảo dược đã nguội hoàn toàn thì cho vào hộp kín hoặc túi nilon sạch để bảo quản.

Lưu ý, vì thời gian sao vàng của lá và thân cành an xoa không giống nhau, nên tốt nhất hãy phơi và sao riêng từng loại.

2.3. Cây an xoa cần được bảo quản như thế nào?

Bạn có thể trộn lẫn, bảo quản chung thân cành và lá an xoa trong túi kín. Để thảo dược ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh ẩm mốc, hư hại.

Cách bảo quản Cây An Xoa
Cách bảo quản Cây An Xoa

3. Giá trị của cây an xoa theo góc nhìn y học

3.1. Đông y nói gì về cây an xoa?

Cây thuốc an xoa có tính bình, vị cay nhè nhẹ, hương thơm khá giống vị trà, rất dễ uống.

Khi vào cơ thể sẽ quy đến kinh can. Thảo dược này có thể được sử dụng như nước trà thường uống mỗi ngày.  

3.2. Tây y phân tích thành phần hữu ích từ cây an xoa

Hai hoạt chất nổi bật được tìm thấy từ vị thuốc phải kể đến là Alcaloid và Flavonoid. 

Trong khi Alcaloid thuộc nhóm dược chất hàng đầu trong việc ngăn chặn và làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư thì Flavonoid cũng đóng vai trò quan trọng không kém khi giúp cơ thể chống lại quá trình oxi hóa, hỗ trợ đẩy lùi nhân tố gây hại. Flavonoid còn được biết như một chất kháng viêm hiệu quả, giúp tế bào thương tổn được tái tạo nhanh hơn. 

Ngoài ra, hàng loạt dược chất và enzyme được tinh chiết từ an xoa cũng góp phần đem đến nhiều lợi ích sức khỏe bất ngờ.

4. Cây an xoa có tác dụng gì trong điều trị bệnh?

4.1. Hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp, gout

Bên cạnh các thành phần chính, vị thuốc còn có thêm những hoạt chất kháng viêm tuyệt vời như Botulin, Tiliroside và cả Axit betulinic. Vì thế dùng loại cây này giúp giảm sưng viêm hay nhức mỏi khớp sẽ rất khả quan.

4.2. Điều trị, phòng ngừa cao huyết áp

Nếu pha trà từ thảo dược an xoa để uống thường xuyên, huyết áp sẽ được điều hòa ổn định. Ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,…

4.3. Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Rễ từ an xoa đực có thể chiết xuất được Ethanol. Theo nghiên cứu, Ethanol sẽ làm giảm lượng đường trong máu, giúp tăng hấp thụ glucose khi tăng mức cholesterol. Khả năng hoạt động mạnh chống lại bệnh tiểu đường của Ethanol trong vị thuốc này rất đáng tham khảo đấy.

4.4. Chữa bệnh viêm đại tràng

Khi được hỏi cây an xoa trị bệnh gì, đừng quên khả năng điều trị căn bệnh viêm đại tràng của loại cây này nhé. Flavonoid trong vị thuốc an xoa vừa ức chế sự phát triển của các tế bào viêm lại vừa đẩy lui chúng ra khỏi thành đại tràng.

4.5. Cây an xoa có chữa bệnh dạ dày tốt không?

Vị thuốc an xoa không gây ảnh hưởng xấu hay khiến niêm mạc dạ dày bị kích ứng. Nhưng để nói thảo dược trị được các bệnh dạ dày thì vẫn khá chủ quan vì đây không phải là tác dụng chính của cây thuốc này và việc bệnh có thuyên giảm hay không còn phụ thuộc nhiều yếu tố như tình trạng bệnh, cơ địa của từng người,…

Tuy nhiên, ở một góc độ khác, việc sử dụng thảo dược an xoa sẽ giúp dạ dày giảm bớt gánh nặng hoạt động và có thời gian phục hồi thương tổn bởi vị thuốc này có thể hỗ trợ đẩy nhanh tiêu hóa và góp phần thúc đẩy cơ thể đào thải độc tố ra ngoài. 

Công dụng của Cây An Xoa
Công dụng của Cây An Xoa

4.6. Cây thuốc nam an xoa có điều trị bệnh gan không?

Có thể nói, thảo dược an xoa là một trong những cây thuốc nam chữa bệnh gan rất tích cực.

4.6.1. Cây an xoa chữa bệnh ung thư gan

Chính nhờ vào hai hoạt chất giúp kiềm hãm khối u phát triển là Alcaloid và chất chống oxy hóa và bảo vệ các tế bào gan hiệu quả là Flavonoid. Một nghiên cứu cũng chỉ ra, chất cao tinh chiếc từ an xoa có khả năng chống lại tế bào ung thư gan nguyên phát.

4.6.2. Hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan, xơ gan cổ trướng

Bệnh nhân xơ gan rất cần cân nhắc dùng loại dược liệu quý này. Bởi vị thuốc an xoa giúp ích trong việc phục hồi chức năng gan, góp phần thúc đẩy tế bào gan tái tạo. 

4.6.3. Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B, C do virus gây ra

Có thể nói, an xoa là một trong những cây thuốc mát gan giải độc, hỗ trợ điều trị viêm gan B, C hay được dùng. Dược tính của cây sẽ giúp giảm viêm, ổn định chức năng gan. 

5. Liệu người bình thường có uống được cây an xoa không?

An xoa là loại dược liệu khá lành tính nên bạn có thể an tâm dùng vị thuốc này để giải quyết những vấn đề không quá nghiêm trọng về sức khỏe.

5.1. Dược tính từ lá an xoa giảm cân hữu hiệu

Tính nhuận tràng, xổ mạnh từ loại cây này có thể giúp quá trình trao đổi chất trở nên cân bằng, mỡ ở vùng bụng được đánh tan.

5.2 Công dụng của cây an xoa trong việc thanh lọc, giải độc cơ thể

Độc tố tích tụ khiến bạn lười ăn, tiểu vàng,… sẽ được thanh lọc nhờ các enzym trong thảo dược này. 

5.3. Thảo dược an xoa hỗ trợ giấc ngủ ngon

Uống nước cây an xoa hằng ngày giúp xoa dịu thần kinh căng thẳng, cơ thể được thả lỏng và bớt nhạy cảm hơn nên tình trạng mất ngủ cũng dần được cải thiện, chất lượng giấc ngủ cũng sâu hơn.

6. Cách sử dụng cây an xoa hiệu quả

6.1. Liều lượng thích hợp 

Dù thảo dược có tốt đến đâu thì bạn cũng nên dùng đúng liều lượng cho phép. Đối với người bình thường, hãy dùng cây thuốc an xoa không vượt quá 50g/ngày để tránh tác dụng phụ. Còn người bệnh cần uống an xoa để điều trị thì nên tham khảo về liều dùng thuốc cho phù hợp với tình trạng bệnh!

6.2. Bài thuốc dùng cây an xoa trị bệnh gan

6.2.1. Bài thuốc 4 vị hỗ trợ chữa ung thư gan

Kết hợp 4 vị thuốc nam chuyên trị ung thư gồm:

  • Cây thuốc an xoa: 50g
  • Nấm lim xanh: 50g
  • Xáo tam phân: 50g
  • Tam thất bắc: 25g

6.2.2. Bài thuốc 3 vị hỗ trợ trị xơ gan. u gan giai đoạn đầu

Bài thuốc dùng an xoa kết hợp cùng xạ đen và cà gai leo theo định lượng:

  • Cây thuốc an xoa: 50g
  • Xạ đen: 50g
  • Cà gai leo: 50g

6.2.3. Bài thuốc hỗ trợ điều trị xơ gan mạn tính

Ba vị thuốc được phối cùng nhau theo liều lượng:

  • Cây thuốc an xoa: 50g
  • Nấm lim xanh: 50g
  • Xáo tam phân: 50g

6.2.4. Bài thuốc giúp giảm nồng độ virus viêm gan B

Cây an xoa kết hợp cà gai leo, trong đó:

  • Cây thuốc an xoa: 75g
  • Cà gai leo: 75g

6.2.5. Bài thuốc hỗ trợ hạ men gan

Kết hợp hai loại dược liệu:

  • Cây thuốc an xoa: 100g
  • Xáo tam phân: 50g

6.3. Hướng dẫn cách nấu cây an xoa uống chữa bệnh

Để tinh chiếc được toàn bộ dược chất từ vị thuốc an xoa, hãy sắc thuốc theo hướng dẫn sau:

  • Sắc thuốc lần 1: Cho hỗn hợp thuốc vào ấm cùng 2l nước lọc, bật lửa nhỏ, đun liên tục để thu được 1l nước thuốc.
  • Sắc thuốc lần 2: Giữ lại bã lần sắc đầu, cho vào thêm 1l nước lọc, đun cạn đến khi còn 0.5l nước.
Cách dùng Cây An Xoa
Cách dùng Cây An Xoa

6.4. Cây an xoa có ngâm rượu uống được không?

Từ trước đến nay, vị thuốc an xoa chỉ được dùng dưới dạng nước sắc. Việc đem thảo dược an xoa ngâm với rượu vẫn chưa có được tài liệu nào ghi chép lại. Nhưng chúng tôi vẫn khuyên bạn không nên thử phương pháp này.

An xoa vốn là thảo dược chuyên điều trị gan thương tổn, phục hồi chức năng và bảo vệ lá gan khỏe mạnh. Những bệnh nhân tìm đến cây thuốc an xoa đa phần đều đang gặp phải vấn đề về gan. Trong khi, rượu lại là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh xơ gan, u gan,… Khi kết hợp an xoa và rượu, chẳng những không đem lại hiệu quả mà còn làm giảm dược chất của thuốc, khiến tình trạng bệnh xấu hơn.

7. Đối tượng nên và không nên dùng cây an xoa

7.1. Ai có thể dùng thảo dược này để trị bệnh?

  • Người có gan chịu nhiều thương tổn, đang gặp vấn đề viêm gan, xơ gan, men gan cao, gan nóng,… đặc biệt là người mắc u gan.
  • Người hay đau xương, nhức khớp, đi lại khó khăn.
  • Người đang mắc bệnh viêm đại tràng
  • Người ăn uống không lành mạnh, nạp nhiều dầu mỡ, thường xuyên dùng rượu bia, các chất kích thích.
  • Người hay cảm thấy mệt mỏi, ăn không ngon, tiêu hóa kém.
  • Người hay bị căng thẳng, mất ngủ kéo dài, giấc ngủ nông.
  • Người cần cải thiện cân nặng an toàn.
  • Người có huyết áp cao.
  • Người bình thường muốn uống cây an xoa phòng bệnh, tăng cường sức khỏe, bảo vệ gan. 
Những người nên sử dụng Cây An Xoa
Những người nên sử dụng Cây An Xoa

7.2. Ai không nằm trong đối tượng được dùng cây thuốc an xoa? 

  • Thảo dược không thích hợp cho phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ hay đang nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Không nên dùng cho trẻ em chưa đủ 3 tuổi.
  • Người mẫn cảm với những thành phần có trong cây an xoa.
  • Người đang có huyết áp thấp.
  • Người có tiền sử suy thận, bệnh tim mạch.

8. Trong quá trình uống cây an xoa kiêng ăn gì mới tốt?

  • Nói không với thuốc lá, rượu bia và cả những chất kích thích
  • Kiêng thức ăn chứa nhiều độc tố, nêm nếm quá đậm vị
  • Tránh thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ hay quá cay, nóng. 
  • Kiêng mỡ động vật.
  • Tránh ăn thực phẩm có tính hàn như thịt dê, thịt trâu, rau dền, ốc, cua,…
  • Thức uống nhiều chất béo như sữa, chè,…

9. Liệu uống cây an xoa có tác dụng phụ không?

Trên thực tế, thảo dược cực kỳ lành, không chứa chất độc nguy hại cho con người. Tuy nhiên nếu cơ địa quá nhạy cảm và việc sơ chế, sử dụng an xoa không đúng cách có thể dẫn đến một vài tác dụng phụ không mong muốn như: 

  • Uống cây an xoa bị tiêu chảy, sôi bụng, cồn cào: Do quá trình thải độc và thanh lọc đang diễn ra. Sau vài ngày đầu, hiện tượng này sẽ kết thúc hoặc bạn dùng trực tiếp cây an xoa tươi.
  • Họng cảm thấy ngứa, rát: Có thể bởi phần lông sót lại do bước sơ chế rồi sao vàng cây thuốc an xoa chưa thực hiện đúng cách.
  • Choáng váng, hoa mắt: Dễ xảy ra đối với người bị huyết áp thấp.

Lưu ý với những người lần đầu dùng thuốc, muốn hạn chế tác dụng phụ có thể xảy ra, bạn có thể hạ liều lượng và giãn cách thời gian uống thuốc để cơ thể có thời gian thích ứng. 

10. Cây an xoa uống bao lâu thì hiệu quả được thể hiện rõ?

Tâm lý chung của người bệnh khi điều trị là đều mong thuốc đạt hiệu quả nhanh chóng. 

Tuy nhiên, các cây thuốc có nguồn gốc thiên nhiên thường có tác dụng chậm hơn so với nhiều loại thuốc Tây thông thường. Nhưng đổi lại thảo dược tự nhiên rất lành tính, an toàn và ít gây nên tác dụng phụ. 

Đối với vị thuốc an xoa, các thầy thuốc chia sẻ nên kiên trì dùng từ 3 – 6 tháng mới thấy rõ hiệu quả. Vậy nên bạn đừng vội nản lòng khi mới dùng vài thang thuốc đầu mà chưa thấy nhiều chuyển biến về sức khỏe.

11. Liệu uống cây an xoa có giảm cân không?

Những người muốn cải thiện cân nặng, vóc dáng có thể sử dụng cây an xoa như một thảo dược giảm cân hiệu quả, an toàn, lành tính. 

Tác dụng nhuận tràng cùng xổ mạnh từ vị thuốc này không chỉ giúp loại bỏ độc tố tích tụ trong cơ thể mà còn đẩy được lượng mỡ dư thừa còn tồn đọng ra ngoài.

Tuy nhiên, để đảm bảo đem đến hiệu quả đáng mong đợi, bạn hãy phối hợp thêm nhiều phương pháp như luyện tập thể dục thể thao, ăn uống khoa học và duy trì một lối sống lành mạnh.

Uống Cây An Xoa có giảm cân không?
Uống Cây An Xoa có giảm cân không?

12. Cây an xoa uống có đắng không?

Trong “Từ điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi (2012) (Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, Hà Nội) ghi nhận, cây an xoa có vị không quá đắng, mùi thơm lại nhẹ nhàng, rất gần với vị trà. Vậy nên nước sắc cây an xoa rất dễ uống, nhiều người còn sử dụng vị thuốc này thay cho trà mỗi ngày.

13. Điều cần lưu tâm khi dùng cây an xoa trị bệnh

  • Thuốc nên được dùng khi ấm, thời điểm uống thuốc tốt nhất là vào buổi sáng, sau khi ăn tầm 15 – 20 phút.
  • Không uống thuốc khi đói.
  • Tuyệt đối không uống thuốc đã để quá 24 giờ.
  • Nên để thuốc ở nhiệt độ phòng, không bảo quản trong tủ lạnh.
  • Nên dùng ấm đất nấu thuốc thay vì ấm nhôm, ấm kim loại,…
  • Ngưng sử dụng khi xuất hiện tình trạng dị ứng thuốc.
  • Chỉ dùng cây an xoa khi đã được sao vàng hạ thổ.
  • Cần được tư vấn của người có chuyên môn về liều lượng, độ tuổi sử dụng thuốc.
  • Thuốc nên được dùng hết trong ngày, không sử dụng thuốc để qua đêm.
  • Khi dùng cây an xoa kết hợp thuốc tây, cần hỏi ý kiến thầy thuốc hoặc bác sĩ.

14. Giá cây an xoa là bao nhiêu? Cây an xoa mua ở đâu để không lo âu hàng giả?

Vài loại cây dại có hình dáng tựa thảo dược an xoa rất dễ nhầm lẫn, đánh tráo nên bạn hãy cẩn trọng khi mua loại thuốc này. Nếu bạn đang phân vân tìm nơi uy tín để mua được vị thuốc an xoa chất lượng, giá tốt, Dược liệu Phương Thảo sẽ là lựa chọn khiến bạn an tâm. 

Cây An Xoa giá bao nhiêu?
Cây An Xoa giá bao nhiêu?

Tại đây, chúng tôi bán cây an xoa khô được thu hái tự nhiên từ núi rừng Bình Phước với giá bình dân: 130.000đ/kg.

Thuốc đã được phơi khô, sao vàng hạ thổ cẩn thận, đóng gói kín và dán đầy đủ thông tin sản phẩm trên bao bì. Khách hàng mua về có thể sắc uống ngay mà không phải tốn công sơ chế thêm. 

Chúng tôi luôn có chính sách ưu ái dành cho khách hàng của mình và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn với những đơn hàng mua cây an xoa với số lượng lớn.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để có thể nhận được tư vấn hữu ích nhất:

Dược liệu Phương Thảo thuộc công ty TNHH DƯỢC LIỆU PHƯƠNG THẢO

  • Địa chỉ: Số 354/89 đường Phan Văn Trị, Phường 11, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Hotline: 0908 977 961 (Ms. Phương Thảo)
  • Website: duoclieuphuongthao.com
  • Email: lienhe.duoclieuphuongthao@gmail.com

Hi vọng những thông tin từ loại cây thuốc quý này sẽ phần nào giúp bạn hiểu hơn về cây an xoa để bạn luôn là một người dùng thuốc thông thái. 

Dược liệu Phương Thảo chúc bạn luôn vui khỏe, bình an.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.